Đối với việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 141 - 144)

- Khái niệm: Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của người nhập khẩu ( ngườ i yêu c ầ u

b. Đối với việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không.

Bao gồm các công việc sau đây:

Lưu cước ( Booking note ) với hãng hàng không hoặc với người giao nhận (forwarder ).

Người gửi hàng phải điền vào Booking note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung sau:

- Tên hàng;

- Tên địa chỉ người gửi; - Tên địa chỉ người nhận; - Tên địa chỉ người thông báo;

- Mô tả hàng hóa, loại hàng,trọng lượng, số lượng, khối lượng; - Tên sân bay đi, sân bay đến;

- Cước phí và thanh toán.

• Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở.

• Nhận vận đơn hàng không (AWB ).

Sau khi giao hàng, người xuất khẩu liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.

Nếu gửi gửi hàng qua người giao nhận thì người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu vận đơn thứ cấp ( House AWB - HAWB ) và hãng hàng không sẽ cấp cho người giao nhận vận đơn chủ ( Master AWB- MAWB ).

( Sinh viên, học sinh tham khảo thêm phần này trong bài giảng môn Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế).

141

5.1.9. Lập bộ chứng từ thanh toán.

Tùy theo từng phương thức thanh toán đã thỏa thuận, sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ hợp lệ theo yêu cầu để xuất trình cho người nhập khẩu hoặc ngân hàng đểđược thanh toán, cụ thể như sau:

- Đối với phương thức thanh toán chuyển tiền, thì người xuất khẩu gửi bộ chứng từ

cho người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán;

- Đối với phương thức thanh toán nhờ thu, thì người xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho ngân hàng uỷ thác nhờ ngân hàng này thu hộ tiền ở người nhập khẩu.

- Đối với phương thức thanh toán theo C.A.D, thì người xuất khẩugửi bộ chứng từ

cho ngân hàng hoặc cho người đại diện của người nhập khẩu chỉđịnh yêu cầu thanh toán;

- Đối với phương thức thanh toán tí n dụng chứng từ, thì người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng thông báo để ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ

cho ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng thanh toán để yêu cầu thanh toán.

Trong thanh toán tín dụng chứng từ, khi lập bộ chứng từ xuất trình yêu cầu thanh toán, người xuất khẩu cần chú ý:

+ Thực hiện việc xuất trình đúng và đầy đủ các loại chứng từ, số lượng bản gốc, bản copy và nơi cấp các chứng từđo theo L/C quy định.

+ Trên bề mặt các chứng từ phải thể hiện đúng các điều kiện mà UCP và L/C quy

định.

+ Các dữ liệu, các số liệu trên các chứng từ hoặc ngay cả trên chứng từđó không

được mâu thuẫn với nhau .

+ Xuất trình bộ chứng từđúng thời hạn L/C quy định .

( Sinh viên, học sinh tham khảo thêm phần này trong bài giảng môn Thanh toán quốc tế

và đọc hiểu, lập một số chứng từ thanh toán do giảng viên giới thiệu).

5.1.10. Giải quyết khiếu nại (nếu có).

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có sự khiếu nại của người nhập khẩu do lỗi của người xuất khẩu gây ra thì người xuất khẩu nên khẩn trương giải quyết kịp thời, thỏa đáng các khiếu nại của người nhập khẩu để giữ mối quan hệ tốt đẹp và mối quan hệ làm ăn lâu dài với người nhập khẩu.

Cơ sở giải quyết khiếu nại dựa trên nguồn luật áp dụng trong hợp đồng và căn cứ vào các điều khoản, điều kiện hai bên mua bán đã thỏa thuận trong hợp đồng

142

( Sinh viên, học sinh tham khảo thêm phần này trong bài giảng môn Luật áp dụng trong ngoại thương).

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

Để thực hiện tốt hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người nhập khẩu cần phải quan tâm thực hiện các công việc sau :

5.2.1. Nắm vững và thực hiện đúng theo các qui định về quản lý nhập khẩu của Nhà nước. nước.

Cũng như các thương nhân xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu cũng phải thực hiện

đúng theo nội dung quy định hiện hành trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua; nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết định, thông tư

hướng dẫn của các Bộ, ngành về việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu. Để biết được nội dung trong các văn bản pháp luật đó thì người xuất khẩu có thểđọc trên công báo hoặc tuy cập trên các Website sau:

- Website của Chính phủ

- Website của Bộ Thương mạ - Website của Bộ Tài chính : - Website của Tổng cục Hải qua

Sinh viên, học sinh đọc và nghiên cứu các văn bản pháp luật sau:

- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã được Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006;

- Nghị định số 12/ 2006/NĐ-CP ngày 23/01/ 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động

đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2006;

- Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/ 2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

143

5.2. 2. Mở L/C ( nếu thanh toán theo L/C ). a. Làm đơn xin mở L/C. a. Làm đơn xin mở L/C.

Điều kiện để mở L/C :

Muốn được mở L/C tại Ngân hàng, người nhập khẩu phải có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng, làm đơn xin mở L/C và thực hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng về thủ tục xin mở L/C.

Cách thức mở L/C :

- Đối với L/C trả ngay :

Những giấy tờ cần nộp khi đến ngân hàng xin mở L/C :

+ Giấy phép nhập khẩu hàng hóa ( nếu hàng quản lý bằng giấy phép ). + Hợp đồng nhập khẩu.

+ Đơn xin mở L/C trả ngay (theo mẫu). - Đối với L/C trả chậm :

Những giấy tờ cần nộp khi đến Ngân hàng xin mở L/C :

+ Giấy phép nhập khẩu hàng hóa ( nếu hàng quản lý bằng giấy phép ). + Hợp đồng nhập khẩu.

+ Phương án kinh doanh hàng trả chậm.

+ Bảng quyết toán tài chính của đơn vị trong thời điểm gần nhất.

+ Thế chấp tài sản khi công ty thực hiện vay vốn của ngân hàng để ký quỹ. + Đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu).

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)