Một số phương pháp quy định về điều kiện ký mã hiệu, nhãn hàng hóa.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 109 - 114)

- DDP Delivered Duty Paid (…named place) Giao hàng đã nộp thuế (…nơi đến quy định).

c. Một số phương pháp quy định về điều kiện ký mã hiệu, nhãn hàng hóa.

Ký mã hiệu ( marking ) : là những ký hiệu hoặc hình vẽ, hoặc bằng chữ, bằng con số được ghi ở ngoài bao bì hàng hóa, để hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản hàng hoá.

Khi thỏa thuận điều kiện này, hai bên cần quy định trên bao bì cần ghi một số nội dung, chi tiết như thế nào như;

109 + Tên hàng; + Tên hàng; + Xuất xứ; + Quy cách/ chất lượng; + Trọng lượng tịnh; + Trong lượng cả bì; + Các ký hiệu hướng dẫn

Ví dụ: Trong hợp đồng gạo, ởđiều kiện ký mã hiệu thường thỏa thuận: Shipping mark:

- White rice long grain. - Made in Vietnam. - Net weight : 50kgs.

- Gross weight : 50.150kgs. - USE NO HOOKS

One side printed in green color

Ngoài ra có một số hàng hóa cần thiết phải có ghi nhãn hàng hóa, thì hai bên mua bán cần phải thỏa thuận việc ghi nội dung nhãn hàng hóa đó một cách cụ thể.

Nhãn hàng hóa ( Label / Panel ): là những nội dung thông tin có liên quan về việc sản xuất, hướng dẫn sử dụng hàng hóa đó như thế nào. Nhãn hàng hóa thường được các nhà sản xuất in hoặc dán trên bao bì để hướng dẫn khách hàng sử dụng hàng hóa đó. Các nội dung ghi trên nhãn hàng hóa thường bao gồm:

- Thành phần cấu tạo ( contains ); - Công dụng ( Use);

- Hướng dẫn sử dụng ( Direction/ Instruction) - Thời hạn sử dụng ( Expiration date);

- Cách sử dụng ( Dosage );

- Các điều cần chú ý khi sử dụng ( Cautions ).

4.6.5. Điều khoản giá cả ( Price) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.

Đây là điều khoản thể hiện giá cả hàng hóa được mua bán theo mức giá nào, theo điều kiện thương mại quốc tế nào. Trên cơ sở số lượng và mức giá hàng hóa đã thỏa thuận đó, hai bên xác định tổng giá trị hàng hóa của hợp đồng.

b. Một số phương pháp quy định.

110

- Vềđồng tiền tính giá , đồng tiền thanh toán.

+ Đồng tiền tính giá: là đồng tiền tính toán giá cả hàng hóa trên 1 đơn vị tính của hàng hóa đó.

+ Đồng tiền thanh toán : là đồng tiền mà người mua phải thanh toán cho người bán trong hợp đồng ngoại thương.

Khi thỏa thuận hai bên nên xác định đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán là đồng tiền được tự do chuyển đổi và có giá trị tương đối ổn định.

- Về mức giá.

Mức giá là giá cả của hàng hóa đó trên một đơn vị tính của hàng hóa đó. Khi thỏa thuận mức giá, hai bên nên xác định mức giá trên cơ sở giá cả hàng hóa đó trên thị trường thế giới vào thời điểm ký kết hợp đồng

- Về cách quy định giá.

Có nhiều cách quy định giá cả mua bán hàng hóa đó, thường có các cách quy định giá như sau:

+ Giá cốđịnh.

Là giá cảđược khẳng định vào thời điểm giao kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Giá quy định sau.

Là giá cả hàng hóa chưa được xác định vào lúc ký kết hợp đồng mà sẽđược xác

định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi áp dụng cách quy định giá này, hai bên phải thỏa thuận cơ sở nào thực hiện việc xác định giá cả hàng hóa để người mua thanh toán tiền hàng cho người bán.

+ Giá có thể sửa đổi.

Là giá được xác định trong thời điểm giao kết hợp đồng, nhưng có thểđược xem xét lại nếu sau này vào lúc giao hàng nếu giá cả thị trường của hàng hóa đó có sự biện động ở một mức độ nhất định nào đó.

- Về hình thức giảm giá.

Ngoài ra trong quá trình đàm phán, hai bên có thể thỏa thuận việc giảm giá hàng hóa trong một sốđiểu kiện mua bán hàng hóa nào đó.

Có các hình thức giảm giá thường được áp dụng sau:

+ Giảm giá đơn:

Là hình thức giảm giá được thể hiện bằng một mức % nhất định so với giá chào hàng.

111

+ Giảm giá kép;

Là hình thức giảm giá được thực hiện chuỗi liên hoàn các giảm giá đơn mà người mua được hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau.

+ Giảm giá lũy tiến.

Là hình thức giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng hóa được mua bán trong một đợt giao dịch nhất định.

+ Giảm giá tặng thưởng.

Là hình thức giảm giá mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định, tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định. - Về cách xác định giá cả.

Khi thỏa thuận điều khoản giá cả, hai bên nên xác định điều kiện về đơn giá và tổng giá trị hàng hóa trong hợp đồng như sau:

+ Vềđơn giá: nên sắp xếp điều kiện này theo trình tự sau: * Đồng tiền tính giá;

* Mức giá; * Đơn vị tính;

* Điều kiện thương mại quốc tế thỏa thuận; * Dẫn chiếu Incoterms nào.

+ Về tổng giá trị: nên ghi tổng giá trị hợp đồng bằng số và bằng chữ, kể cả dung sai ( nếu có ).

Ví dụ: Price :

- Unit price : USD 260/ MT. FOB Saigon port, Incoterms 2000. - Total amount : USD 2,600,000 (+/- 1% ).

Say : ( Two million six hundred thousand US Dollars only)

4.6.6. Điều khoản giao hàng ( Shipment / Delivery ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.

Đây là điều khoản thỏa thuận nghĩa vụ giao nhận hàng giữa người bán và người mua. Do đó khi thỏa thuận điều khỏan này, hai bên cần xác định thời hạn giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao nhận hàng, thông báo giao nhận hàng và một số vấn đề liên quan khác

đến việc giao nhận hàng hóa đó một cách cụ thểđể hạn chế tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện việc giao nhận hàng.

112

b. Một số phương pháp quy định.

Thời hạn giao hàng : là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có nhiều cách xác định thời hạn giao hàng, như:

- Vào 1 ngày cụ thể nào đó. Ví dụ: On 15 November 2006. - Trong 1 khoảng thời gian nào đó.

Ví dụ: In November 2006

- Trong vòng một khoảng thời gian kể từ thời điểm nào đó. Ví dụ : Within 30 days after date of L/C.

- Không trễ hơn một ngày nào đó.

Ví dụ: Not later than 30 November 2006.

Hai bên mua bán không nên quy định thời hạn giao hàng không có định kỳ như ( shipment by first available vessel ) hoặc giao hàng nhanh ( prompt ), giao hàng ngay lập tức ( immediately ), giao hàng càng sớm càng tốt ( as soon as possible )…

Địa điểm giao hàng.

Khi thỏa thuận điều kiện này, hai bên mua bán cần xác định địa điểm giao nhận hàng hóa rõ ràng, không nên quy định một cách chung chung có thể dẫn đến những sự tranh chấp.

Ví dụ:

- Port of loading : Osaka port ( Japan ). - Port of discharging : Sai Gon port ( Vietnam) Không nên thỏa thuận:

- Port of discharging : any port of Vietnam

Phương thức giao nhận hàng.

Đối với những hàng hóa dễ hư hỏng, dễẩm ướt, dễ thối rửa, dễ mất mát, dễ hao hụt, hai bên cần xác định địa điểm giao nhận hàng về số lượng, chất lượng cuối cùng ởđâu.

Địa điểm giao hàng về số lượng, chất lượng cuối cùng là địa điểm xác định ngượi bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng về số lượng, chất lượng hàng hóa cho người mua.

Ví dụ:

Shipped weight and quality at port of loading to be final.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, hai bên còn có thể thỏa thuận việc giao nhận hàng bằng phương thức giao hàng như cân, đong, đo đếm,… tại cảng đi hoặc cảng đến như thế nào.

113

Thông báo giao nhận hàng.

Tùy theo từng điều kiện thương mại quốc tế đã thỏa thuận, hai bên mua bán cần qui

định :

- Nghĩa vụ thông báo của mỗi bên. - Thời gian thông báo.

- Nội dung phải thông báo, như : + Thông báo trước khi giao hàng. + Thông báo sau khi giao hàng.

+ Tình hình và kết quả giao, nhận hàng.

+ Thời gian dự tính tàu khởi hành ( ETD -Estimated Time of Departure) + Thời gian dự tính tàu đến ( ETA- Estimated Time of Arrival).

+ Các nội dung khác. - Phương tiện thông báo.

Một số quy định khác về giao nhận hàng , như:

- Giao hàng từng đợt có cho phép hay không. - Chuyển tải có cho phép hay không.

- Thời gian xếp / dỡ như thế nào, có tính ngày chủ nhật, ngày nghỉ hay không, nếu xếp/ dỡ trong ngày nghỉ đó thì có tính vào thời gian bắt buộc phải làm hàng hay không.

- Thời điểm bắt đầu tính thời gian xếp / dỡ từ lúc nào. - Mức độ xếp/ dỡ như thế nào.

- Chi phí xếp / dỡ; san xếp hàng ai chịu. - Thưởng phạt xếp / dỡđược tính sao.

4.6.7. Điều khoản thanh toán ( Payment ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.

Đây là điều khoản thể hiện việc thanh toán tiền hàng theo thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các điều kiện đòi hỏi hai bên phải thực hiện việc thanh toán theo phương thức đó như thế nào trong hợp đồng ngoại thương.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)