- DDP Delivered Duty Paid (…named place) Giao hàng đã nộp thuế (…nơi đến quy định).
c. Đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp:
• Ưu điểm: Giải quyết kết thúc được vấn đề .
• Khuyết điểm:
+ Tốn kém.
98
• Trường hợp áp dụng:
+ Khi hàng hóa có tính chất phức tạp. + Khi giá trị hợp đồng lớn.
+ Khi muốn tạo mối quan hệ thân thiết trong kinh doanh.
• Các vấn đề cần lưu ý khi đàm phán bằng cách gặp mặt trực tiếp: - Kỹ năng của người đàm phán: + Hiểu người. + Diễn đạt. + Thuyết phục. + Chịu đựng. + Nhạy cảm.
- Các yếu tố có thể giúp cho đàm phán thành công:
+ Yếu tố ngôn ngữ. + Yếu tố thông tin. + Yếu tố năng lực của đoàn đàm phán. + Yếu tố về thời gian và địa điểm đàm phán. + Yếu tố về sự giao tiếp. ***********************************************************
99
CHƯƠNG 4
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp cho sinh viên, học sinh:
- Biết được khái niệm; các vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng ngoại thương. - Biết được các nội dung cơ bản của từng điều kiện giao dịch mua bán hàng hóa trong
thương mại quốc tế.
- Biết vận dụng các điều kiện đó vào hợp đồng ngoại thương.
- Biết vận dụng các kiến thức trong chương này để phân tích và soạn thảo các điều khoản của hợp đồng ngoại thương tại các doanh nghiệp.
4.1. Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó qui định bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở
hữu hàng hóa cho bên mua; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng.
4.2. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương
Hợp đồng ngoại thương có các đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ thể hợp đồng ngoại thương là bên mua và bên bán ở các nước khác nhau hoặc có địa điểm kinh doanh ở các nước khác nhau.
- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương là ngoại tệ của quốc gia này hay của một quốc gia khác hoặc của cả hai nước.
- Hàng hóa trong hợp đồng ngoại thương được di chuyển từ phạm vi nước người bán sang nước người mua.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trong thực tiễn kinh doanh quốc tế hiện nay, chúng ta cần xem xét kỹ tính chất của việc mua bán hàng hóa đó như thế nào để xác
định hợp đồng đã được hai bên mua bán đã thỏa thuận có phải là hợp đồng ngoại thương hay không, ví dụ việc mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước
100
(Việt Nam) với các doanh nghiệp trong khu chế xuất (ở Việt Nam), mặc dù hàng hóa đó không di chuyển ra khỏi phạm vi quốc gia nước Việt Nam, nhưng hợp đồng
đó vẫn mang đặc điểm của hợp đồng ngoại thương.
4.3. Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và tính hiệu lực của hợp đồng ngoại thương
Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và tính hiệu lực của hợp đồng ngoại thương tại Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật sau :
- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã được Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006;
- Nghị định số 12/ 2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động
đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài ”, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2006;
- Các nghị định của Chính phủ; các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các quyết
định, thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ngoài những văn bản pháp luật trong nước nêu trên, hợp đồng ngoại thương có thể dẫn chiếu áp dụng các công ước quốc tế (như Công ước Vienna – 1980) hoặc các tập quán quốc tế
(như Incoterms), nhưng các điều qui định trong các văn bản đó không được trái với pháp luật Việt Nam.
4.4. Hình thức của một hợp đồng ngoại thương
- Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(thường gọi là Công ước Vienna 1980) thì hợp đồng ngoại thương bao gồm hình thức văn bản hoặc bằng bất kỳ hình thức nào.
- Tuy nhiên theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, hợp đồng ngoại thương phải
được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương văn bản.
4.5. Nội dung, cơ cấu của hợp đồng ngoại thương
Nội dung, cơ cấu của một hợp đồng ngoại thương bằng văn bản bao gồm: a) Phần giới thiệu hợp đồng: thường gồm có:
• Tiêu đề ghi chữ " Hợp đồng "
• Số hợp đồng.
101
• BÊN BÁN :
- Tên thương nhân; - Địa chỉ kinh doanh; - Điện thoại, fax;…
- Họ tên, chức vụ người đại diện.
• BÊN MUA :
- Tên thương nhân; - Địa chỉ kinh doanh; - Điện thoại, fax;…
- Họ tên, chức vụ người đại diện.
Sau đó có câu dẫn nhập trước khi vào phần nội dung các điều khoản, điều kiện của hợp
đồng.
b) Phần nội dung các điều khoản hợp đồng: thường gồm có
• Điều khoản tên hàng.
• Điều khoản quy cách/ chất lượng.
• Điều khoản số lượng.
• Điều khoản bao bì và ký mã hiệu.
• Điều khoản giá cả.
• Điều khoản giao hàng.
• Điều khoản thanh toán.
• Điều khoản vận tải. • Điều khoản bảo hiểm. • Điều khoản bảo hành. • Điều khoản bất khả kháng. • Điều khoản khiếu nại. • Điều khoản phạt vi phạm . • Điều khoản trọng tài
Ngoài các điều khoản trên, tùy theo tính chất hàng hóa và tuỳ thuộc vào quan hệ giữa người mua và người bán, hai bên mua bán có thể thỏa thuận thêm các điều khoản khác cho hợp đồng được chặt chẽ và hoàn chỉnh hơn.
102 c) Phần cuối hợp đồng: thường gồm có c) Phần cuối hợp đồng: thường gồm có + Ngôn ngữ thành lập hợp đồng. + Số lượng bản gốc hợp đồng. + Địa điểm ký kết hợp đồng. + Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. + Chữ ký của hai bên.
4.6. Nội dung các điều khoản, điều kiện giao dịch trong hợp đồng ngoại thương 4.6.1. Điều khoản tên hàng (Commodity/ Name of goods): 4.6.1. Điều khoản tên hàng (Commodity/ Name of goods):