Một số phương pháp quy định.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 107 - 109)

- DDP Delivered Duty Paid (…named place) Giao hàng đã nộp thuế (…nơi đến quy định).

b.Một số phương pháp quy định.

Khi thỏa thuận điều khoản này, hai bên cần xác định các vấn đề sau: - Quy định vềđơn vị tính.

Khi xác định đơn vị tính trong điều khoản số lượng, hai bên nên sử dụng đơn vị đo lường quốc tế để hiểu thống nhất số lượng, trọng lượng, khối lượng hàng hóa mua bán đó . Hiện nay có 2 hệ thống đơn vị đo lường quốc tế là hệ thống đo lường Anh Mỹ hoặc hệ Metre. Thông thường trong các hợp đồng ngoại thương, nguời ta thường sử dụng hệ thống đơn vị đo lường Anh Mỹ, trong trường hợp này, việc quy đổi từ hệ thống đo lường Anh Mỹ sang hệ

Metre được hiểu tương đương như sau:

HỆ ANH MỸ HỆ METRE

1 MT ( Metric Ton ) = 1.000 kg = 1 Ton

1 LT (Long Ton - Hệ thống của Anh). = 1.016,047kg 1 ST ( Short Ton - Hệ thống của Mỹ). = 907,184kg

107 1 pound = 0,454 kg 1 pound = 0,454 kg 1 ounce = 28,35 gr 1 troy ounce = 31,1 gr 1 inch = 2,54 cm. = 2,54 cm 1 yard = 0,9144m 1 foot = 12 inches = 0,3048 m 1 barrel ( thùng dầu mỏ ) = 159 litre 1 bushel ( thùng ngũ cốc ) = 36 litre - Quy định số lượng cụ thể.

Khi mua bán hàng công nghiệp, bách hóa mà đơn vị tính số lượng là cái, chiếc, bộ… thì nên sử dụng phương pháp quy định số lượng một cách chính xác.

Ví dụ :

Quantity : 100 pcs

- Qui định phỏng chừng số lượng :

Khi mua bán hàng hóa với trọng lượng, khối lượng lớn mà đơn vị tính là MT. Ton, kg, metre, cubic metre, litre,… hai bên nên thỏa thuận theo phương pháp này. Trên cơ sở đó, người bán có thể giao hàng với trọng lượng, khối lượng cao hơn hoặc thấp hơn với trọng lượng, khối lượng hàng hóa qui định trong hợp đồng. Khoảng chênh lệch đó gọi là “ Dung sai- tolerance” về số lượng.

Việc thể hiện dung sai thường sử dụng các từ :

• Cộng, trừ : (±).

• Hơn hoặc kém ( Plus or minus )

• Từ ………….. đến (From ………to ………).

• Trên dưới (More or less).

• Khoảng (About).

• Xấp xỉ (Approximately).

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này hai bên cần xác định :

• Mức dung sai là bao nhiêu;

• Ai được quyền chọn dung sai; Ví dụ

108

4.6.4. Điều khoản bao bì và ký mã hiệu ( Packing and marking ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.

Đây là điều khoản thỏa thuận hàng hóa được đóng gói , bao bì và việc ghi ký mã hiệu hàng hóa trên bao bì đó như thế nào.

Khi mua bán hàng hóa mà hai bên mua bán cần xác định việc người bán có nghĩa vụ đóng gói hàng hóa đó như thế nào một cách cụ thểđể việc vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản, giao nhận hàng hóa đó một cách dễ dàng, thuận tiện

b. Một số phương pháp quy định vềđiều kiện bao bì .

- Qui định chung chung : là phương pháp quy định việc đóng gói bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó.

Ví dụ:

Packing: Export standard packing and suitable for ocean transportation.

- Qui định cụ thể: là phương pháp xác định chi tiết về đóng gói bao bì một cách rõ ràng như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chất liệu làm ra bao bì , như : bằng đay, PP, giấy kraft, carton,...

* Nếu hàng hóa đóng trong bao, thì hai bên nên quy định bao bì có mấy lớp, cách may miệng bao như thế nào.

* Nếu hàng đóng trong thùng, trong kiện thì hai bên nên quy định kích thước bao bì ( dài, rộng, cao) là bao nhiêu, cách đóng đai nẹp như thế nào.

* Nếu hàng đóng trong container, thì hai bên nên quy định container bao nhiêu feet, mỗi container có bao nhiêu bao, bao nhiêu thùng, bao nhiêu kiện.

+ Trọng lượng tịnh ( net weight ), trọng lượng bì ( tare weight ), trọng lượng cả

bì ( gross weight ) của mỗi bao, mỗi thùng, mỗi kiện là bao nhiêu. Ví dụ:

Packing: Packed in uniform new single polypropylene bags of 50kgs net weight with tare weight of 150 grs each, double machine sewn at the mouth strong and suitable for the export, able to withstand ordinary wear and tear to port of destination.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi liên thông đại học môn Pháp luật Việt Nam docx (Trang 107 - 109)