- Khái niệm: Thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng ( ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của người nhập khẩu ( ngườ i yêu c ầ u
c. Nghĩa vụ của bên gặp trường hợp bất khả kháng.
Khi gặp sự kiện bất khả kháng, bên bị rơi vào trường hợp bất khả kháng có nghĩa vụ
sau:
- Phải có sự nỗ lực khắc phục sự kiện bất khả kháng đó để thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng;
- Phải lập tức thông báo cho bên kia biết bằng văn bản về sự kiện bất khả kháng kèm theo chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về sự kiện bất khả kháng đó xảy ra.
d. Một số phương pháp quy định.
Có 2 cách quy định :
- Quy định những tiêu chuẩn để xác định một sự kiện là trường hợp bất khả kháng. - Quy định theo cách liệt kê các sự kiện sẽđược coi là bất khả kháng (như hỏa hoạn,
lũ lụt, động đất, chiến tranh v.v…)
4.6.12. Điều khoản khiếu nại. ( Claim ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên vi phạm hợp đồng ( bên bị khiếu nại ) gây ra thiệt hại về vật chất cho bên kia ( bên khiếu nại ) thì bên khiếu nại có thể khiếu nại bên bị khiếu nại để bên bị khiếu nại phải giải quyết bồi thường thiệt hại cho họ.
Điều khoản này thỏa thuận việc khiếu nại giữa bên khiếu nại và bên bị khiếu nại như
thế nào.
b. Khái niệm
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra cho họ.Việc khiếu nại có thể giải quyết bbằng con đường thương lượng hòa giải giữa hai bên mà chưa cần thiết phải đưa ra tòa án hoặc trọng tài giải quyết.
c. Một số phương pháp quy định
126
- Thời hạn khiếu nại.
Thời hạn khiếu nại là thời hạn bên khiếu nại được quyền khiếu nại bên bị khiếu nại. Nếu bên khiếu nại không thực hiện việc khiếu nại bên bị khiếu nại trong thời hạn này, thì bên khiếu nại mất quyền khiếu nại và mất quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài.
Thời hạn khiếu nại do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu hai bên không thỏa thuận, thì thời hạn khiếu nại là thời hạn khiếu nại được thực hiện trong nguồn luật áp dụng của hợp đồng đó.
- Thể thức khiếu nại.
Bên khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bằng văn bản và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn khiếu nại.
Hồ sơ khiếu nại bao gồm :
* Đơn khiếu nại, nội dung thường bao gồm : + Ngày, tháng, năm.
+ Tên, địa chỉ của bên khiếu nại.
+ Trình bày cụ thể những vấn đề khiếu nại. + Cơ sở cho việc khiếu nại.
+ Những quyền lợi cụ thể bị vi phạm.
+ Lý do khiếu nại (lập luận của bên khiếu nại). + Yêu cầu cụ thểđối với người bị khiếu nại. + Thời hạn mà bên bị khiếu nại phải trả lời. * Hợp đồng mua bán.
* Vận đơn.
* Biên bản giám định và các chứng từ khác … - Quyền và nghĩa vụ các bên có liên quan. - Cách giải quyết khiếu nại.
4.6.13. Điều khoản phạt vi phạm ( Penalty ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.
Đây là điều khoản thỏa thuận những biện pháp áp dụng khi một bên nào đó vi phạm hợp đồng. Điều khoản này mang hai ý nghĩa sau:
127
- Xác định bên vi phạm hợp đồng phải chịu mức phạt nào đó do hai bên thỏa thuận trong quy định của pháp luật về hợp đồng.
b. Khái niệm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm.
Theo Điều 301 Luật thương mại Việt Nam 2005 qui định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp
đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị viphạm.
c. Một số phương pháp quy định.
Khi thỏa thuận điều khỏn này, hai bên cần xác định: - Trường hợp nào là trường hợp bị phạt vi phạm; - Mức phạt vi phạm sẽ tính như thế nào.
4.6.14. Điều khoản trọng tài ( Arbitrtion ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có tranh chấp hoặc khiếu nại xảy ra mà hai bên không thương lượng hòa giải được hoặc việc giải quyết khiếu nại không được thỏa đáng thì hai bên có thể thỏa thận việc tranh chấp đó đưa ra toà án hoặc trọng tài nào đó để xét xử.
Đây là điều khoản hai bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp đó được đưa ra cơ
quan nào để xét xử và những vấn đề có liên quan đến việc xét xửđó như thế nào.
b. Khái niệm.
Trong tài là bên thứ ba giải quyết tranh chấp nếu việc tranh chấp giữa hai bên mua bán không thể giải quyết bằng con đường thương lượng hòa giải. Bên thứ ba đó có thể là tòa án hoặc trọng tài.
c. Một số phương pháp quy định.
Khi thỏa thuận điều khoản này, hai bên cần xác định: - Toà án nào hoặc trọng tài nào để giải quyết tranh chấp. - Địa điểm giải quyết tranh chấp ở đâu .
- Nguồn luật nào để giải quyết tranh chấp. - Chi phí trọng tài ai chịu
128
Trên đây là những điều khoản phổ biến nhất khi mua bán hàng hóa thông thường, còn tùy theo tính chất hàng hóa khác, như: máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị toàn bộ, hai bên mua bán có thể thỏa thuận các điều khoản khác như :
- Điều khoản bản quyền ( Patent right ). - Điều khoản lắp đặt ( Installation ). - Điều khoản chạy thử ( Test run ).
- Điều khoản nghiệm thu ( Commissioning ). - Điều khoản bảo mật ( Confidentiality ). - Điều khoản đào tạo ( Training ).
- ………