Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 đã được Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006, quy định:
• Chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định.
• Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; - Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định ;
- Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụđó.
53
• Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
• Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng:
- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám
định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám
định.
- Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám
định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám
định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
- Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư
giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ
hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Nghị định số 20/2006/NĐ- CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định”, quy định:
• Nguyên tắc thực hiện dịch vụ giám định thương mại:
- Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
- Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
- Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám
định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám
54
• Kinh doanh dịch vụ giám định thương mại của thương nhân nước ngoài:
Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương
đương theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tóm lại, trên đây là một số phương thức giao dịch chủ yếu trên thị trường quốc tế cũng như thị trường Việt Nam. Để có thể hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu trong xu thế mới hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm vững và thực hiện đúng các văn bản pháp luật của nước ta cho từng phương thức giao dịch này khi mua bán hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài.
( Các sinh viên đọc và nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đã dẫn chiếu trong chương này ).
55
CHƯƠNG 2
CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ