- DDP Delivered Duty Paid (…named place) Giao hàng đã nộp thuế (…nơi đến quy định).
b. Một số phương pháp quy định
Để thỏa thuận điều khoản quy cách/ chất lượng hai bên có thể sử dụng các phương pháp xác định như sau:
- Theo mẫu hàng.
Mẫu hàng ( sample) là một phần nhỏ rút ra từ cả lô hàng nhằm tiêu biểu chất lượng cho cả lô hàng đó.
Theo phương pháp này, người bán đưa mẫu hàng cho người mua xem xét, nếu người mua đồng ý mua hàng theo chất lượng như mẫu hàng thì hai bên dùng phương pháp theo mẫu hàng để xác định chất lượng trong điều khoản quy cách/ phẩm chất.
Trong một số trường hợp, mẫu hàng có thể do người mua đưa ra cho người bán xem, trên cơ sở đó, người bán sẽ sản xuất ra mẫu đối ( counter sample) để đối chiếu với mẫu hàng của người mua, nếu hai bên thống nhất thì dựa vào mẫu đối để làm cơ sở thỏa thuận điều khoản quy cách/ chất lượng trong hợp đồng.
Khi xác định theo phương pháp này, để có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp xảy ra về phẩm chất hàng hóa, hai bên cần xác định:
+ Mẫu hàng do ai đưa ra; + Có bao nhiêu mẫu hàng ;
+ Ai giữ mẫu hàng ( mẫu hàng có thểđược người mua giữ và/ hoặc người bán giữ, hoặc người trung gian giữ );
104
+ Mẫu hàng cần được hai bên ký tên và niêm phong. Trên mẫu hàng và trên hợp
đồng cần ghi rõ số niêm phong, ngày tháng năm niêm phong mẫu hàng để xác
định được mẫu hàng nào của hợp đồng.
+ Ngoài ra để mẫu hàng gắn liền với điều khoản quy cách/ chất lượng thì trong hợp
đồng hai bên cần ghi câu: ‘‘Mẫu hàng là một bộ phận không tách rời hợp đồng này ’’.
Ví dụ:
Quality: As for sample submitted by the seller, signed and sealed by both parties, No………..dated………., each party keeps one. The sample is a part not separate from this contract.
- Theo hàm lượng chất chủ yếu.
Theo phương pháp này, hai bên dùng hàm lượng chất chủ yếu của hàng hóa đó để thỏa thuận điều khoản quy cách/ chất lượng trong hợp đồng. Tuy nhiên hai bên có thể dùng chữ
‘max ’ hoặc chữ ‘ min ’theo sau thông số kỹ thuật của hàm lượng chất chủ yếu của hàng hóa
đó để cho việc giao nhận dễ dàng hơn theo nguyên tắc sau:
+ Dùng chữ ‘max’khi hàm lượng chất đó không có ích lợi. + Dùng chữ ‘min ’khi hàm lượng chất đó có ích lợi.
Ví dụ: Đối với cà phê nhân Robusta:
Quality : - Moisture : 13 % max. - Black and broken : 5 % max. - Excelsa : 1 % max. - Foreign matter : 0.5% max. - Beans size > 5mm : 90% min - Theo nhãn hiệu hàng hóa.
Theo phương pháp này hai bên dựa vào thương hiệu của hàng hóa đó để xác định điều khoản quy cách/ chất lượng trong hợp đồng.
Ví dụ:
Quality : Export standard of Sony Corporation. - Theo tiêu chuẩn hàng hóa.
Theo phương pháp này hai bên thỏa thuận tiêu chuẩn hàng hóa một cách cụ thể bằng cách ghi cơ quan ban hành tiêu chuẩn, số hiệu tiêu chuẩn, năm ban hành tiêu chuẩn hàng hóa
105
Ví dụ: Khi mua bán cement đen P400 Portland của Nhà máy xi măng Hà Tiên, người ta ghi:
Quality: TCVN 2682-1999 - Theo việc xem hàng trước.
Theo phương pháp này, người bán sẽ tạo điều kiện cho người mua xem xét trước hàng hóa. Sau khi xem xét, nếu người mua đồng ý mua bán hàng hóa đó thì trong điều khoản quy cách/ chất lượng hai bên sẽ thỏa thuận : ‘người mua đã xem và đồng ý’
Ví dụ:
Quality: The buyer inspected and apprroved. - Theo hiện trạng của hàng hóa.
Theo phương pháp này hai bên thỏa thuận người bán có hàng hóa như thế nào thì sẽ
giao cho người mua như vậy, Trong điều khoản quy cách/ chất lượng hai bên sẽ thoả thuận: ‘ có sao bán vậy’
Ví dụ:
Quality: As is sale
- Theo sự mô tả hàng hóa.
Theo phương pháp này, hàng hóa sẽ được mô tả theo hình dáng, màu sắc, kích thước,
đặc điểm… một cách chi tiết, cụ thể.
Phương pháp này thường được sử dụng khi hàng có thể mô tảđược và thường kết hợp với hình ảnh kèm theo.
- Theo tài liệu kỹ thuật.
Tài liệu kỹ thuật là các bản vẽ thiết kế, sơ đồ, catalogue, bảng thuyết minh, công thức hóa học, phần mềm tin học… nhằm hướng dẫn việc sản xuất, sử dụng, vận hành,lắp ráp, sửa chữa… hàng hóa đó
Theo phương pháp này hai bên thỏa thuận tài liệu kỹ thuật như thế nào, được bên bán giao vào lúc nào, bằng phương tiện gì. Ngoài ra cần thỏa thuận: “ tài liệu kỹ thuật này là một bộ phận không tách rời hợp đồng này”.
Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán máy móc, thiết bị , dây chuyền công nghệ…
- Theo dung trọng của hàng hóa.
Theo phương pháp này hai bên dựa vào trong lượng riêng của hàng hóa trên một đơn vị
106
Phương pháp này thường áp dụng khi mua bán hàng hóa có tính chất đồng nhất như
phôi thép, phôi gang…
- Theo chỉ tiêu đại khái quen dùng.
Có hai chỉ tiêu đại khái quen dùng trong mua bán hàng hóa sau: + FAQ ( Fair Average Quality- Phẩm chất trung bình khá ):
Theo chỉ tiêu này, người bán phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của loại hàng hóa đó vẫn thường được giao nhận tại một cảng nhất
định nào đó, tại một thời điểm nào đó.
+ GMQ ( Good Merchantable Quality- Phẩm chất tiêu thụ tốt ):
Theo chỉ tiêu này, người bán phải giao hàng hóa có phẩm chất bình thường được mua bán trên thị trường mà khách hàng bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.
Hai chỉ tiêu này thường áp dụng trong một số hàng hóa khó có thể tiêu chuẩn hóa.
4.6.3. Điều khoản số lượng ( Quantity ) a. Tầm quan trọng. a. Tầm quan trọng.
Điều khoản này xác định số lượng, trọng lượng và khối lượng hàng hóa mua bán trong hợp đồng. Trên cơ sở số lượng, trọng lượng, khối lượng và đơn giá, hai bên sẽ xác định được tổng giá trị hàng hóa của hợp đồng.