Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 46 - 47)

9. Bố cục luận văn

2.2.1.4.Dân số và lao động

- Dân số:

Theo số liệu thống kê năm mới nhất, dân số huyện Mộc Châu là 160.623 người, chiếm 14,12% 19

dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của Mộc Châu khoảng 78 người/km2 và là huyện có mật độ dân số cao, chỉ xếp sau

18

Tham khảo Báo cáo của UBND huyện Mộc Châu

19

Tham khảo Báo cáo của Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, UBND huyện Mộc Châu

47

Thành phố Sơn La. Tuy nhiên dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn, các trung tâm cụm xã và ở những nơi là đầu mối giao lưu, thông thương trao đổi hàng hóa.

Thành phần dân tộc ở Mộc Châu rất đa dạng, là địa bàn sinh sống của 9 dân tộc anh em, bao gồm: Kinh, Thái, Mường, H’Mông, Lào, Hoa, Khơ Mú, Dao, Tày. Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 1,5% - 1,7%.

- Lao động:

Nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện là một mục tiêu quan trọng mà huyện đề ra. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động tại đây còn thấp, số lao động đã qua đào tạo (từ công nhân kỹ thuật trở lên) hiện nay mới chiếm khoảng 20% tổng số lao động.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua, nền kinh tế của huyện cũng bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa ổn định, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, trình độ dân trí còn thấp, tiềm năng khí hậu, đất đai chưa được khai thác hiểu quả, triệt để.

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 46 - 47)