9. Bố cục luận văn
3.2.1. Chính sách ưu đãi thuế
Ưu đãi thuế được xem là hình thức tạo điều kiện đặc biệt về thuế của một quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực hành chính dành cho tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp (đối tượng nộp thuế) khi họ đáp ứng được các điều kiện nhất định của chính sách ưu đãi. Trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, ưu
67
đãi thuế tạo ra sự so sánh về lợi ích thuế giữa những đối tượng nộp thuế với nhau. Mục tiêu chung của chính sách này là nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển vùng, lĩnh vực cụ thể, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, khuyến khích phát triển doanh nghiệp.
Ưu đãi thuế có những hình thức sau:
- Sử dụng thuế suất tiêu chuẩn thấp: Luật quy định tỷ lệ % thuế suất tiêu chuẩn. Nếu sử dụng biện pháp miễn giảm thuế ban đầu và sử dụng thuế suất tiêu chuẩn thấp thì sẽ thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn.
- Thuế suất ưu đãi: đây là loại thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn được luật quy định, thường được áp dụng với đối tượng cụ thể được lựa chọn ưu đãi.
- Miễn toàn bộ hoặc một phần thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định rõ các doanh nghiệp được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, lĩnh vực bảo vệ môi trường…
- Khấu hao nhanh là hình thức ưu đãi thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn vì được trì hoãn nộp thuế theo lịch thông thường đến kỳ nộp thuế sau.
Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực phát triển, xóa đói giảm nghèo bền vững… Các biện pháp hỗ trợ giảm thuế và gia hạn nộp thuế đang được áp dụng, tuy nhiên chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp. Để phát huy hiệu quả của chính sách ưu đãi, hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài, nhà nước cần nghiên cứu những biện pháp sau:
Hiện nay, mức thuế suất áp dụng chung cho các doanh nghiệp đều là 25%, không phân biệt quy mô doanh nghiệp. Mức thuế suất ưu đãi 20% và
68
10% được áp dụng dựa trên ngành nghề và lĩnh vực cụ thể được ưu đãi đầu tư. Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nước nên ưu đãi mức thuế suất thấp hơn quy định. Việc giảm gánh nặng thuế thông qua ưu đãi về mức thuế suất sẽ làm tăng phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.
Chính sách ưu đãi thuế của nhà nước đều sử dụng hình thức miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng được khuyến khích trong việc nhập khẩu máy móc hoặc các nhà xuất khẩu đều hưởng thuế suất 0% theo đó được hưởng chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng. Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc. Điều 16 Nghị định 124/2008/NĐ- CP quy định rõ đối tượng doanh nghiệp và mức giảm thuế cụ thể như miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế trong 9 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đầu tư mới tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Trong thời hạn 4 năm, cho phép doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập từ khoản lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng các KQNC vào thực tiễn sản xuất. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp dùng lợi nhuận thu được để ổn định, tái đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ. Đối với thuế giá trị gia tăng áp dụng cho doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội đã có một số điều chỉnh để phù hợp và tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp. Tại Điều 8 quy định các mức thuế suất 0%, 5%, 10% đối với từng đối tượng hàng hóa nhất định.
Việc gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một giải pháp cần thiết, giúp giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm tải thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp không bị bỏ lỡ cơ hội được hỗ trợ tài chính để sản xuất kinh doanh.
Chính sách ưu đãi thuế hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Việc giảm thuế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác, có nguồn tài chính ổn định để đầu tư cho sản xuất và dành nhiều hơn cho hoạt động đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất.
69