9. Bố cục luận văn
1.2.2.3. Thị trường nông nghiệp
* Khái niệm “Thị trường”:
Hiện nay, thuật ngữ “thị trường” được sử dụng nhiều và được định nghĩa từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.
30
Businessdictionary8 định nghĩa thị trường là nơi thực hoặc danh nghĩa, là nơi lực của cung và cầu vận hành, nơi người bán và người mua tương tác với nhau (trực tiếp hoặc qua trung gian) để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ để lấy tiền hoặc trao đổi hàng hóa.
Thị trường bao gồm các cơ chế, phương tiện để xác định giá của mặt hàng được giao dịch, trao đổi các thông tin về giá cả. Thị trường cũng giúp định hướng khách hàng hiện tại và tiềm năng, những người có khả năng và sẵn sàng đầu tư tài chính.
Economywatch9 lại định nghĩa thị trường là môi trường cho phép người bán và người mua trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin. Môi trường này phụ thuộc vào hai yếu tố: người bán và người mua. Số lượng người mua và người bán sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên giá của hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra, đây được xem như là quy luật cung và cầu. Trường hợp cung lớn hơn cầu thì sự sẵn có của nguồn cung sẽ đẩy giá xuống, và ngược lại, nếu cung ít hơn cầu sẽ đẩy giá lên cao.
Trung tâm Kiến thức kinh doanh NetMBA10 định nghĩa thị trường là một thuật ngữ chỉ các nhóm người tiêu dùng hoặc tổ chức có quan tâm đến sản phẩm, có khả năng để mua sản phẩm, và được sự cho phép của phát luật cũng như những quy định khác để có được sản phẩm.
NetMBA chia ra các loại thị trường sau:
Thị trường tiềm năng (the potentinal market) là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến một mặt hàng nhất định của thị trường.
Thị trường hiện có (the available market) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập và có khả năng tiếp cận một sản phẩm nhất định của thị trường.
8
Tham khảo tại nguồn www.businessdictionary.com/definition/market.html
9
Tham khảo tại nguồn .http://www.economywatch.com/market
10
31
Thị trường hiện có và đủ điều kiện (the qualified available market) là tập hợp những khách hàng có quan tâm, có thu nhập, có khả năng tiếp cận và đủ điều kiện đối với một sản phẩm nhất định của thị trường. Đến đây, doanh nghiệp phải lựa chọn xem nên theo đuổi toàn bộ thị trường hiện có và đủ điều kiện, hay chỉ tập trung vào một phân đoạn nhất định nào đó của thị trường.
Thị trường phục vụ (served market), hay còn gọi là thị trường mục tiêu (the target market), là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp quyết định theo đuổi.
Thị trường đã thâm nhập (the penetrated market) là tập hợp những khách hàng đã mua sản phẩm đó.
Từ những định nghĩa trên, ta có thể khái quát lại định nghĩa thị trường: là một môi trường cho phép người bán và người mua tương tác, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thông tin một cách trực tiếp hoặc thông qua trung gian dưới sự điều phối và quản lý của các cấp chức năng.
* Thị trường nông nghiệp
Theo Wikipedia11, thị trường nông nghiệp được hiểu là bao gồm các dịch vụ liên quan đến việc kết nối sản phẩm nông nghiệp từ trang trại đến với người tiêu dùng. Các dịch vụ đó là kế hoạch sản xuất, nuôi trồng và thu hoạch, phân loại, đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, chế biến nông sản, phân phối, quảng cáo và bán hàng. Những hoạt động này không thể diễn ra mà không có sự trao đổi thông tin và thường phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính.
Cuốn “Giáo trình kỹ thuật nông nghiệp” cho rằng“thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được
các hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau”.
Từ những quan niệm trên, ta có thể khái quát thị trường nông nghiệp là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán, các dịch vụ liên quan đến sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
11
32
Cũng giống như các ngành kinh tế khác trong hệ thống nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường phụ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn của các vùng nông nghiệp. Nếu trong điều kiện kém phát triển thì diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa giữa người nông dân và người tiêu dùng. Tức là trực tiếp người nông dân đem nông phẩm do mình sản xuất đến chợ ở địa phương để bán cho người tiêu dùng khác. Nếu trong điều kiện phát triển hơn thì phần lớn hàng hóa nông sản được trải qua các khâu chế biến chuyên nghiệp, đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, thẩm mỹ, an toàn vệ sinh thực phẩm..., những sản phẩm này thông qua các hệ thống bán lẻ để đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, thị trường nông nghiệp không chỉ là sự trao đổi hàng hóa nông sản thuần túy mà còn có các hoạt động thể hiện sự chuyên môn hóa cao từ khâu sản xuất cho đến khi đưa sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.