Chính sách phát triển vùng

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 39 - 41)

9. Bố cục luận văn

2.1.2.2.Chính sách phát triển vùng

Phát triển vùng hiện đang là chủ đề được rất nhiều các cấp quản lý cũng như đội ngũ các nhà nghiên cứu quan tâm. Phát triển đồng đều và toàn

40

diện trên mọi lĩnh vực là mục tiêu chung mà các quốc gia trên thế giới đều hướng đến, tuy nhiên đây là mục tiêu rất khó đạt được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình cũng như phân bố dân cư của mỗi vùng là khác nhau. Một vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách là làm sao để giảm sự chênh lệch phát triển giữa các vùng và phát huy hết tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong cả nước. Phát triển vùng nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đó, trước hết là kinh tế. Phát triển kinh tế của vùng không những đem lại nguồn thu cho địa phương mà còn đóng góp vào GDP cả nước. Bên cạnh ý nghĩa về kinh tế, phát triển vùng còn đem lại an sinh xã hội, văn hóa, nâng cao dân trí... và củng cố an ninh quốc phòng. Phát triển vùng chính là một nhiệm vụ cụ thể hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã có nhận định: Phát triển vùng là một khái niệm rộng nhưng có thể được xem như là một nỗ lực chung nhằm giảm chênh lệch vùng bằng cách hỗ trợ (việc làm và tạo lập kinh tế) các hoạt động kinh tế trong vùng. Trước đây, chính sách phát triển vùng có xu hướng cố gắng để đạt được những mục tiêu này bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn và thu hút đầu tư vào trong nước. Trong thời gian qua, vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Một số chính sách, chương trình lớn được triển khai từ năm 2005 đến nay như:

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;

- Quyết định 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;

41

- Quyết định 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Nhà nước đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, các dự án Quốc gia, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo phát triển bền vững nhằm phát

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 39 - 41)