Những hạn chế trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu trong

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 60)

9. Bố cục luận văn

2.4. Những hạn chế trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu trong

nông nghiệp huyện Mộc Châu

- Các đề tài khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên chủ quan hiểu biết của người nghiên cứu chứ chưa xuất phát từ thực tiễn

61

sản xuất kinh doanh nhu cầu thực sự của sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của các đề tài khó có thể áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.

- Nhu cầu của thị trường:

+ Đối tượng chủ yếu của ngành nông nghiệp là người nông dân, với thu nhập thấp so với những đối tượng khác trong xã hội, vì vậy những kết quả nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ khó có thể bán cho họ.

+ Đa số chúng ta mang tâm lý tin tưởng công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài. Đây cũng là trở ngại cho việc CGKQNC khoa học từ các tổ chức khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Nếu công nghệ không có gì vượt trội hoặc giá thành cao thì rất khó cạnh tranh với công nghệ nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp thì cần đổi mới những thực tế trong sản xuất, còn kết quả nghiên cứu lại mang tính hàm lâm, không thực tiễn. Điều này gây nên khoảng cách giữa nghiên cứu khoa học và sản xuất kinh doanh.

- Một nguyên nhân gây hạn chế việc CGKQNC vào lĩnh vực nông nghiệp là do cơ chế, chính sách của Nhà nước. Hiện nay, cơ chế, chính sách của Nhà nước còn nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế tài chính còn phức tạp và lạc hậu so với các nước công nghiệp phát triển và so với một số nước trong vùng. Cơ chế tài chính cho KH&CN hiện nay chưa khuyến khích được tổ chức KH&CN tham gia nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, có luật nhưng chưa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ, logic.

- Đối với biên chế cán bộ Quản lý nhà nước:

Theo Quy định thì các Sở KH&CN bố trí cán bộ phụ trách lĩnh vực KH&CN tại tuyến huyện từ 1-2 biên chế, nhưng trên thực tế tỉnh Sơn La không bố trí được, hiện tại huyện Mộc Châu, phòng Kinh tế và Hạ tầng có 3 biên chế làm công tác kiêm nhiệm đến 5 lĩnh vực. Vì vậy, giải quyết các công việc sự vụ đã chiếm nhiều thời gian nên không thể chuyên tâm cho lĩnh vực cụ thể, thông tin và hiệu quả công việc rất hạn chế.

62

Doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với các tổ chức khác như viện, trường để thực hiện hoạt động CGKQNC bởi vì:

+ Năng lực cán bộ: Cán bộ xây dựng chính sách ở các tổ chức, viện, trường thì có điều kiện về cả trình độ nghiên cứu và cơ sở vật chất, trong khi đó doanh nghiệp tại huyện năng lực thông tin về hoạt động KH&CN còn thấp. + Cơ sở vật chất: doanh nghiệp thì thường gắn liền với lợi nhuận, họ quan tâm và đầu tư nhiều cho hoạt động sản xuất chứ chưa đầu tư đến việc nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động sản xuất thử nghiệm còn thấp kém. Trên địa bàn huyện Mộc Châu hiện nay có một số doanh nghiệp khoa học như Công ty Cổ phần Hoa Nhiệt đới (nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao Hoa lili, Ac - ti - sô), Công ty TNHH Việt - Nhật (nghiên cứu chuyên sâu về giống Dâu tây)…

+ Hỗ trợ vốn: Hoạt động CGKQNC gặp phải không ít khó khăn cũng vì tính chất đặc thù (tính mới và tính rủi ro) của KQNC khoa học. Mỗi KQNC đều mang tính mới, chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, vì vậy chúng luôn mang tính rủi ro, có thể thành công hoặc cũng có thể thất bại. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ không dám mạo hiểm đầu tư cho hoạt động này nếu không được sự hỗ trợ từ nhà nước. Thực tế tại địa phương, số doanh nghiệp kinh doanh nhận được sự hỗ trợ về vốn và thuế từ trung ương chưa cao, hoạt động của doanh nghiệp còn cầm chừng, chưa mạnh dạn chuyển giao những kết quả nghiên cứu, đặc biệt là công nghệ cho sản xuất, chế biến vào nông nghiệp. Những hộ dân chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng khoán với Công ty cổ phần Sữa Mộc Châu đa số nhận những hỗ trợ trực tiếp từ công ty để đầu tư về xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi, mua trang thiết bị hiện đại, được mua bảo hiểm cho từng con bò sữa, được hỗ trợ thu mua sữa với giá cao…

Mặc dù đã đạt được những thành tựu tích cực, song hoạt động CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn một số khó khăn và thách thức:

63

- Sản xuất nông nghiệp ở Mộc Châu bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, tập quán sản xuất ở vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt và chè và cà phê, trình độ tiếp thu của đồng bào còn hạn chế.

- Đầu tư phát triển nông nghiệp có đặc điểm rủi ro cao hơn những lĩnh vực khác. Vì vậy, việc huy động vốn và thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp CGKQNC còn hạn chế.

- Các dự án sản xuất thử nghiệm do Nhà nước đầu tư kinh phí, sau đó lại thu hồi tới 60% tổng kinh phí nên cán bộ làm công tác chuyển giao gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên nhận chuyển giao là nông dân hoặc doanh nghiệp cũng không sẵn sàng áp dụng khoa học và công nghệ vì thời gian đầu cũng phải đầu tư thêm công sức cho quản lý và điều hành mà chỉ nhận được 40% hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước.24

24

Thông tin thu thập được từ phỏng vấn trực tiếp giám đốc công ty Hoa Nhiệt đới, Thị trấn Mộc Châu

64

* Tiểu kết chƣơng 2

Trong Chương 2, luận văn đã khái quát được vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp, chính sách phát triển vùng của địa bàn khảo sát. Luận văn cũng khảo sát thực trạng CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Mộc Châu với những điểm nổi bật như chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương, cơ bản giải quyết được nhu cầu nông sản tại chỗ và cung ứng cho thị trường. Bên cạnh đó, luận văn có khái quát được các kênh thực hiện CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng nông sản, là đầu mối chính và quan trọng trong việc CGKQNC vào trong nông nghiệp trên địa bàn huyện. Qua đó, luận văn đánh giá những khó khăn và thách thức trong việc CGKQNC trong nông nghiệp ở Mộc Châu như do điều kiện tự nhiên, trình độ tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến của đồng bào còn hạn chế, thị trường chưa phát triển nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp…

65

CHƢƠNG 3.

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI LẤY DOANH NGHIỆP LÀM TRUNG TÂM VÀ XUẤT PHÁT TỪ NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÂN NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO

THỰC TIỄN TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở MỘC CHÂU 3.1. Quan điểm về chính sách đổi mới thúc đẩy hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp

Một là, đầu tư cho đổi mới công nghệ, thúc đẩy CGKQNC vào lĩnh vực nông nghiệp phải trở thành nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp, các nông trại và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp.

Hai là, tạo sự đồng bộ trong các cơ chế, chính sách thúc đẩy CGKQNC bằng việc thực hiện nhiều chính sách khác nhau để tạo động lực đầu tư, sử dụng các công cụ chính sách hỗ trợ cần thiết cho các chủ thể (doanh nghiệp, nông dân…), đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách sao cho phù hợp với từng điều kiện của địa phương.

Ba là, Nhà nước cần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động CGKQNC vào nông nghiệp một cách thống nhất, hợp lý, tránh lãng phí các nguồn lực.

Bốn là, đối tượng thụ hưởng chính sách là người dân nên chính sách phải xuất phát từ nhu cầu của người dân. Để thúc đẩy CGKQNC trong nông nghiệp, nhất thiết phải gắn liền với đào tạo nâng cao năng lực tiếp nhận thông tin, cách sử dụng KQNC sao cho đem lại hiệu quả nhất.

Năm là, Mộc Châu là huyện miền núi, sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp của huyện đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết là phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân tại địa phương, sau là định hướng mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Khi bàn về vai trò của hoạt động CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta không chỉ nghĩ đơn thuần đến chủ thể chuyển giao và bên nhận

66

chuyển giao, mà cần tìm hiểu, khảo sát và đánh giá thị trường một cách khách quan, thực tế bởi vì kết quả cuối cùng của nông nghiệp là ra thị trường, đến tay người tiêu dùng. Tập trung phát triển, mở rộng thị trường là định hướng của tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu nói riêng nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bởi vì lĩnh vực nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Một chủ thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy CGKQNC trong nông nghiệp là doanh nghiệp. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển hoạt động CGKQNC, Nhà nước cần có những chính sách đổi mới cụ thể như hỗ trợ vay tài chính, giảm thuế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho quá trình chế biến và hỗ trợ tổ chức những sàn giao dịch để doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng…

Trong bất cứ trường hợp nào, chính sách của Nhà nước đều được xây dựng, soạn thảo ở cấp quốc gia, sau đó các cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện. Đối với chính sách lớn, áp dụng cho một lĩnh vực trên cả nước thì mỗi địa phương lại điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thực tế địa phương mình. Chính sách để thúc đẩy CGKQNC vào lĩnh vực nông nghiệp ở mỗi địa phương có cách tiếp cận khác nhau, phụ thuộc vào thế mạnh của từng vùng. Mộc Châu là huyện miền núi có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp và đây cũng là nơi người dân phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương khá tốt trong việc thực thi chính sách.

3.2. Chính sách đổi mới lấy doanh nghiệp làm trung tâm và xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu nhu cầu của ngƣời dân nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp

3.2.1. Chính sách ưu đãi thuế

Ưu đãi thuế được xem là hình thức tạo điều kiện đặc biệt về thuế của một quốc gia, lãnh thổ hoặc khu vực hành chính dành cho tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp (đối tượng nộp thuế) khi họ đáp ứng được các điều kiện nhất định của chính sách ưu đãi. Trong hoạt động kinh doanh và đầu tư, ưu

67

đãi thuế tạo ra sự so sánh về lợi ích thuế giữa những đối tượng nộp thuế với nhau. Mục tiêu chung của chính sách này là nhằm thu hút vốn đầu tư, ưu tiên phát triển vùng, lĩnh vực cụ thể, giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động, khuyến khích phát triển doanh nghiệp.

Ưu đãi thuế có những hình thức sau:

- Sử dụng thuế suất tiêu chuẩn thấp: Luật quy định tỷ lệ % thuế suất tiêu chuẩn. Nếu sử dụng biện pháp miễn giảm thuế ban đầu và sử dụng thuế suất tiêu chuẩn thấp thì sẽ thu hút được vốn đầu tư nhiều hơn.

- Thuế suất ưu đãi: đây là loại thuế suất thấp hơn thuế suất tiêu chuẩn được luật quy định, thường được áp dụng với đối tượng cụ thể được lựa chọn ưu đãi.

- Miễn toàn bộ hoặc một phần thuế thu nhập doanh nghiệp: Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định rõ các doanh nghiệp được hưởng các mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với các doanh nghiệp đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, lĩnh vực bảo vệ môi trường…

- Khấu hao nhanh là hình thức ưu đãi thuế giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn vì được trì hoãn nộp thuế theo lịch thông thường đến kỳ nộp thuế sau.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 97% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực phát triển, xóa đói giảm nghèo bền vững… Các biện pháp hỗ trợ giảm thuế và gia hạn nộp thuế đang được áp dụng, tuy nhiên chỉ giải quyết được khó khăn trước mắt cho doanh nghiệp. Để phát huy hiệu quả của chính sách ưu đãi, hướng đến mục tiêu phát triển lâu dài, nhà nước cần nghiên cứu những biện pháp sau:

Hiện nay, mức thuế suất áp dụng chung cho các doanh nghiệp đều là 25%, không phân biệt quy mô doanh nghiệp. Mức thuế suất ưu đãi 20% và

68

10% được áp dụng dựa trên ngành nghề và lĩnh vực cụ thể được ưu đãi đầu tư. Để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhà nước nên ưu đãi mức thuế suất thấp hơn quy định. Việc giảm gánh nặng thuế thông qua ưu đãi về mức thuế suất sẽ làm tăng phần lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Chính sách ưu đãi thuế của nhà nước đều sử dụng hình thức miễn giảm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng được khuyến khích trong việc nhập khẩu máy móc hoặc các nhà xuất khẩu đều hưởng thuế suất 0% theo đó được hưởng chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng. Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nhập khẩu máy móc. Điều 16 Nghị định 124/2008/NĐ- CP quy định rõ đối tượng doanh nghiệp và mức giảm thuế cụ thể như miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế trong 9 năm tiếp theo đối với doanh nghiệp đầu tư mới tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Trong thời hạn 4 năm, cho phép doanh nghiệp được miễn thuế thu nhập từ khoản lợi nhuận thu được từ việc ứng dụng các KQNC vào thực tiễn sản xuất. Điều này tạo điều kiện cho doanh nghiệp dùng lợi nhuận thu được để ổn định, tái đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ. Đối với thuế giá trị gia tăng áp dụng cho doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 của Quốc hội đã có một số điều chỉnh để phù hợp và tạo điều kiện hơn cho doanh nghiệp. Tại Điều 8 quy định các mức thuế suất 0%, 5%, 10% đối với từng đối tượng hàng hóa nhất định.

Việc gia hạn thời gian nộp thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một giải pháp cần thiết, giúp giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm tải thủ tục hành chính để giúp doanh nghiệp không bị bỏ lỡ cơ hội được hỗ trợ tài chính để sản xuất kinh doanh.

Chính sách ưu đãi thuế hợp lý mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)