Chính sách phát triển thị trường, tạo môi trường tốt cho đầu ra

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 74 - 75)

9. Bố cục luận văn

3.2.4.Chính sách phát triển thị trường, tạo môi trường tốt cho đầu ra

Nghiên cứu thị trường một cách khoa học và cẩn thận là việc cần thiết phải làm hiện nay. Hoạt động này cần có sự vào cuộc của các ban, ngành, các chuyên gia phân tích và dự báo thị trường. Việc xác định mặt hàng nông sản nào cần sản xuất và với quy mô như thế nào rất quan trọng. Để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, không tiêu thụ được thì phải lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ để dự báo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong việc phát triển thị trường. Hoạt động CGKQNC cần mở rộng liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện có lợi cho cả hai bên, tránh được áp lực cạnh tranh từ các chủ thể kinh tế khác.

Công nghệ là một phần của KQNC, thị trường công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong hoạt động CGCN. Với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, để thúc đẩy CGCN, một việc cần thiết là phát triển thị trường công nghệ để người dân tiếp cận nhanh hơn với tiến bộ KH&CN. Trước hết, Nhà nước cần có những chính

75

sách khuyến khích hoạt động sáng tạo KH&CN ở doanh nghiệp, tổ chức hay người dân. Mục đích của ý tưởng này là mang lại sự chủ động nghiên cứu phù hợp với thực tiễn địa phương. Song song với việc chủ động sáng tạo, chúng ta cần khuyến khích doanh nghiệp, người dân tích cực ứng dụng những KQNC tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được việc này, các cấp cần có những chính sách hỗ trợ như chính sách tài chính, chính sách thuế, chính sách đào tạo…

Muốn phát triển thị trường cần tăng cường đầu tư cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của vùng. Luôn quan tâm đến cả số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú và quảng bá thương hiệu địa phương. Một số mặt hàng nông sản nổi bật của huyện Mộc Châu như sữa, chè, cao su, hoa quả (mận, đào, actiso…) trong thời gian qua đã tạo nên thương hiệu cho địa phương. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân tại địa bàn, mà còn được tiêu thụ đến các vùng miền trong cả nước, đồng thời xuất khẩu sang các nước khác.

Ổn định đầu ra thị trường là một việc cũng rất quan trọng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp muốn ổn định thì cần phải liên kết giữa người sản xuất với các đơn vị như cơ sở chế biến, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất… Những năm trước đây, hoạt động liên kết này chưa được quan tâm nhiều nên những hộ nông dân sản xuất chỉ mang tính chất nhỏ, lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn. Khi có chính sách hỗ trợ từ nhà nước cũng như các doanh nghiệp, người dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn hơn vì được đảm bảo đầu ra cho nông sản.

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 74 - 75)