Mối quan hệ giữa thị trường và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 35)

9. Bố cục luận văn

1.2.2.5. Mối quan hệ giữa thị trường và doanh nghiệp

Nhắc đến doanh nghiệp, chúng ta sẽ nghĩ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mục đích của hoạt động sản xuất là tiêu thụ sản phẩm, tức là đưa sản phẩm ra thị trường. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo hình thức bao cấp nên mối quan hệ giữa sản xuất và thị trường không được chú trọng vì sản phẩm đều được cấp phát chứ không tự do trao đổi trên thị

36

trường, vì vậy doanh nghiệp chỉ lo việc sản xuất mà không phải tính đến việc tiêu thụ sản phẩm, không phải nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của thị trường. Ngày nay, nền kinh tế theo hướng thị trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm hiểu thị trường. Trước khi sản xuất, doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường đang cần những gì, số lượng bao nhiêu. Bên cạnh đó, chất lượng, mẫu hàng hóa, giá cả là những yếu tố quan trọng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Phải xem xét những yếu tố trên để xác định được đối tượng khách hàng cần phục vụ, tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, được khách hàng đón nhận, từ đó mở rộng quy mô sản xuất.

Thị trường là nơi đánh giá đúng nhất vị trí của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thị phần lớn trên thị trường là doanh nghiệp có khả năng tác động vào thị trường làm thay đổi giá sản phẩm. Thị trường càng ổn định, sản phẩm mà doanh nghiệp đó sản xuất có chỗ đứng trên thị trường thì sức tiêu thụ càng lớn, kéo theo uy tín của doanh nghiệp cũng tăng lên. Đạt được những điều trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đầu tư trang thiết bị hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm cũng như quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thị trường - doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Doanh nghiệp phát triển, có vị thế trên thị trường sẽ giúp thị trường năng động, đa dạng hơn. Doanh nghiệp cũng cần nắm được các quy luật của thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị… để xây dựng chiến lược phát triển cho doanh nghiệp mình.

37

* Tiểu kết chƣơng 1

Trong Chương 1, luận văn đã đưa ra hệ thống lý thuyết về: đổi mới (khái niệm về đổi mới, các loại hình của đổi mới, thuộc tính của đổi mới và tầm quan trọng của đổi mới), chính sách đổi mới (khái niệm chính sách, chính sách đổi mới), cơ sở lý luận về CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp (khái niệm nghiên cứu khoa học, CGKQNC, nông nghiệp, doanh nghiệp, thị trường, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường).

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận chung về chính sách đổi mới, CGKQNC vào lĩnh vực nông nghiệp, cho thấy rằng việc CGKQNC vào lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nói chung, và vùng Tây Bắc nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy hoạt động CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp tại vùng Tây Bắc, chính sách đổi mới sẽ lấy doanh nghiệp làm trung tâm và xuất phát từ nhu cầu của người dân.

38

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TIỄN TRONG NÔNG NGHIỆP TẠI

HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 2.1. Chính sách phát triển vùng Tây Bắc

2.1.1. Khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội vùng Tây Bắc

- Vị trí địa lý, hành chính:

Tây Bắc là vùng có đất đai rộng, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 109.245 km2, chiếm 1/3 diện tích cả nước. Vùng Tây Bắc có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và 21 huyện phía Tây của hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

- Địa hình:

Địa hình Tây Bắc có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản, có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh, Yên Châu14

. - Khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc

14

Tham khảo tại http://taybac.vnu.edu.vn/?option=newssubcat&cid=19&sid=41/Giới thiệu tổng quan về Tây Bắc.htm

39

nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối, gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tây Bắc là vùng có đất đai tương đối rộng, thổ nhưỡng phong phú, vùng núi cao, khí hậu thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt thích hợp phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới, các loại rau, củ, quả vùng cao như: gạo, đặc sản, ngô, đậu tương, chè Shan Tuyết, hồng, dâu tây, chăn nuôi đại gia súc như bò, lợn, trâu…

2.1.2. Chính sách phát triển vùng Tây Bắc

2.1.2.1. Tiềm năng phát triển

Tây Bắc là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có tiềm năng nhất nước ta về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản với các mỏ có giá trị như apatit, sắt, đá vôi, đất hiếm, đa kim, đa khoáng... và thuỷ điện - đây là lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, sản xuất xi măng, chế biến gỗ.

Do đặc điểm địa hình và thời tiết, khí hậu nên vùng Tây Bắc có nhiều hang động, phong cảnh đẹp, thuận lợi phát triển du lịch, du lịch sinh thái. Một số điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Mộc Châu, Cao nguyên đá Đồng Văn - Hà Giang…

Do có chung đường biên giới với hai quốc gia Trung Quốc và Lào nên có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thương, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ…

Vùng có địa hình đa dạng, có quỹ đất chưa sử dụng còn lớn cùng với các vùng tiểu khí hậu nhiệt đới và ôn đới để phát triển đa dạng nông nghiệp như phát triển những loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè … có thể đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản.

2.1.2.2. Chính sách phát triển vùng

Phát triển vùng hiện đang là chủ đề được rất nhiều các cấp quản lý cũng như đội ngũ các nhà nghiên cứu quan tâm. Phát triển đồng đều và toàn

40

diện trên mọi lĩnh vực là mục tiêu chung mà các quốc gia trên thế giới đều hướng đến, tuy nhiên đây là mục tiêu rất khó đạt được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình cũng như phân bố dân cư của mỗi vùng là khác nhau. Một vấn đề đặt ra cho các cấp quản lý, các nhà hoạch định chính sách là làm sao để giảm sự chênh lệch phát triển giữa các vùng và phát huy hết tiềm năng, lợi thế của từng vùng trong cả nước. Phát triển vùng nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng đó, trước hết là kinh tế. Phát triển kinh tế của vùng không những đem lại nguồn thu cho địa phương mà còn đóng góp vào GDP cả nước. Bên cạnh ý nghĩa về kinh tế, phát triển vùng còn đem lại an sinh xã hội, văn hóa, nâng cao dân trí... và củng cố an ninh quốc phòng. Phát triển vùng chính là một nhiệm vụ cụ thể hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã có nhận định: Phát triển vùng là một khái niệm rộng nhưng có thể được xem như là một nỗ lực chung nhằm giảm chênh lệch vùng bằng cách hỗ trợ (việc làm và tạo lập kinh tế) các hoạt động kinh tế trong vùng. Trước đây, chính sách phát triển vùng có xu hướng cố gắng để đạt được những mục tiêu này bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn và thu hút đầu tư vào trong nước. Trong thời gian qua, vùng Tây Bắc được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt và có nhiều chính sách đầu tư, ưu đãi nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội. Một số chính sách, chương trình lớn được triển khai từ năm 2005 đến nay như:

- Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;

- Quyết định 79/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;

41

- Quyết định 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Nhà nước đã giành một khối lượng vốn khá lớn tập trung vào vùng, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, các dự án Quốc gia, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo phát triển bền vững nhằm phát huy các tiềm năng của vùng Tây Bắc, giảm sự chênh lệch với các vùng khác trong cả nước.

2.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Tây Bắc

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này nền kinh tế còn nghèo, đại bộ phận người dân sống dựa vào nghề nông. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và nhu cầu phát triển của con người. Khi cuộc sống đang nghèo khó thì mục đích của con người chỉ cần có lương thực để chống đói, khi cuộc sống có điều kiện hơn, con người có xu hướng muốn thưởng thức nhiều lương thực được chế biến đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đã có những bước chuyển mới. Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo Tây Bắc, hiện nay Tây Bắc đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: chè 86 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn/năm (tập trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La,

42

Phú Thọ, Tuyên Quang); cây ăn quả 180 nghìn ha; cây cao su sau một thời gian trồng thí điểm từ năm 2007, đến năm 2009 đã được trồng đại trà trên toàn vùng Tây Bắc, với tổng diện tích hơn 46 nghìn ha, trong đó, riêng năm 2012, toàn vùng trồng mới được trên 4.100 ha; mô hình nuôi các loại cá đặc sản, quý hiếm như: cá hồi, cá tầm được triển khai ở một số tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái… đã thu được kết quả rất khả quan. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng chiếm 7,1% tỷ trọng trung bình của cả nước (hơn 11.523 tỷ đồng).

Tỉnh Sơn La hiện có gần 4.000 ha chè, trong đó khoảng 3.200 ha chè kinh doanh tập trung tại cao nguyên Mộc Châu và một số vùng chè Phiêng Khoài (huyện Yêu Châu), vùng cao nguyên Nà Sản, Phiêng Cằm (huyện Mai Sơn), Phỏng Lai, Chiềng Pha (huyện Thuận Châu), Tà Xùa (huyện Bắc Yên)15. Đặc trưng của cây chè là trồng được trên đất đồi dốc, thích hợp với khí hậu vùng cao nguyên. Vì vậy, cây chè đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, có năng suất cao, góp phần giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Những con số trên cho thấy, nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của vùng. Nông nghiệp đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Cụ thể:

- Vùng Tây Bắc có nguồn lao động dồi dào, phong phú. Để thực hiện phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất nhiều khu công nghiệp được mở ra và rất cần nguồn dự trữ lao động trên.

- Công nghiệp chế biến cần có nguyên liệu từ nông nghiệp. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được nâng lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

15

Tham khảo văn bản số 396/BC-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc Báo cáo Tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2014, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 2015.

43

- Nông nghiệp là ngành kinh tế đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Các mặt hàng nông - lâm - thủy hải sản ở nước ta xuất khẩu với số lượng lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm ước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,51 tỷ USD, trong đó gạo là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản).

Bảng2.1. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2014

Nguồn: Thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2014

Tóm lại, nông nghiệp có vai trò quan trọng và đóng góp cho sự phát triển chung kinh tế - xã hội. Nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước các mặt hàng nông sản và dịch vụ liên quan, đồng thời cung cấp về các nhân tố nguồn lực như lao động, vốn… cho lĩnh vực khác.

44

2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Mộc Châu, Sơn La nông nghiệp ở Mộc Châu, Sơn La

2.2.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Mộc Châu

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Mộc Châu là huyện cửa ngõ đặc biệt quan trọng nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn La, có tọa độ địa lý là 20o40’ - 21o07’ vĩ Bắc, 104o26’ - 105o5’ kinh độ Đông, độ cao trung bình hơn 1.000m so với mặt nước biển, nằm trên cao nguyên đá vôi điển hình của Việt Nam. Diện tích tự nhiên của huyện là 206.150 ha16. Mộc Châu tiếp giáp với các khu vực sau:

- Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh Hòa Bình; - Phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Yên Châu; - Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và nước bạn Lào;

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)