Chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới công nghệ của doanh

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 69 - 71)

9. Bố cục luận văn

3.2.2.Chính sách thúc đẩy năng lực đổi mới công nghệ của doanh

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người ngày càng cao đòi hỏi phải đổi mới chất lượng và dịch vụ. Xuất phát từ thực tế này, cải tiến, đổi mới công nghệ là xu thế tất yếu để doanh nghiệp có thể tồn tại và cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nếu không có những hoạt động nhằm đổi mới công nghệ thì hệ thống công nghệ cũ, máy móc, trang thiết bị sẽ lạc hậu, kém hiệu quả dẫn đến chất lượng và số lượng sản phẩm đầu ra hạn chế. Điều này gây ảnh hưởng lớn không chỉ đối với doanh nghiệp, mà kéo theo một nền kinh tế lạc hậu, chậm phát triển. Đổi mới công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như vị thế của doanh nghiệp.

Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về tài chính nên các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu khó đầu tư để đổi mới công nghệ. Vì vậy, nhà nước cần có thêm những chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tạo mọi điều kiện có lợi nhất để giúp doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ có thể từ nhiều nguồn khác nhau như ngân sách nhà nước, vốn của doanh nghiệp, vốn của các tổ chức khác… Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mộc Châu chiếm tỷ lệ lớn. Những doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, do nguồn vốn hạn chế nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc nghiên cứu, đổi mới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ. Hoạt động CGKQNC không chỉ phụ thuộc vào năng lực đổi mới của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào năng lực làm chủ công nghệ. Chính vì năng lực đổi mới, làm chủ công nghệ ở các doanh nghiệp còn thấp nên đa số các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ ở dạng thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ. Xác định đổi mới công nghệ là con đường dẫn đến thành công cho doanh nghiệp, trong thời gian qua, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ. Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La về Cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ

70

khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đã quy định cụ thể:

- Hỗ trợ đến 20% kinh phí đổi mới công nghệ thông qua hợp đồng (giá trị trên 5 tỷ đồng hỗ trợ đến 10%, tối đa không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp; giá trị trên 2 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hỗ trợ đến 15%, tối đa không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp; giá trị từ 300 triệu đồng đến 2 tỷ đồng hỗ trợ đến 20%, tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp).

- Hỗ trợ đến 40% chi phí cho nghiên cứu, thiết kế mô phỏng các thiết bị công nghệ theo công nghệ nhận chuyển giao phục vụ đổi mới công nghệ (tối đa 1 công nghệ/1 tổ chức, cá nhân và không quá 50 triệu đồng/công nghệ). - Hỗ trợ đến 20% kinh phí dự án đổi mới một phần, cải tiến công nghệ, áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích (giá trị trên 1 tỷ đồng trở lên hỗ trợ đến 10%, tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp; giá trị từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hỗ trợ đến 15% giá trị dự án, tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp; giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng hỗ trợ đến 20% giá trị dự án, tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp).

- Hỗ trợ đến 50% kinh phí xây dựng các mô hình ứng dụng, triển khai công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn (tối đa 1 mô hình/1 tổ chức, cá nhân, không quá 70 triệu đồng/mô hình).

- Chuyển giao không thu phí các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án sử dụng ngân sách của tỉnh cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ.

- Hỗ trợ đến 70% kinh phí đánh giá công nghệ, thẩm định và đánh giá công nghệ chuyển giao (tối đa không quá 10 triệu đồng/doanh nghiệp/năm)

25

.

Cùng với việc ưu tiên bố trí ngân sách, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành tạo điều kiện để các doanh nghiệp từng bước đổi mới, nâng cao trình độ; không ngừng chuyển giao những công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước

25

Tham khảo tại Nghị quyết số 28/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn Lavề Cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

71

áp dụng vào sản xuất. Mặc dù số doanh nghiệp có khả năng đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ còn hạn chế nhưng có thể coi đây là những tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp trong quá trình tìm đến những công nghệ mới, tiên tiến, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất. Và cũng là hướng đi cần thiết để các doanh nghiệp có thể vươn tới sự bền vững.

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 69 - 71)