Hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (spin-

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 71)

9. Bố cục luận văn

3.2.3.1.Hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ (spin-

các tổ chức nghiên cứu và triển khai

Xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay, có nhiều yếu tố khách quan dẫn đến việc hình thành sự gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, khoa học và kinh doanh như:

- Nghiên cứu khoa học hiện nay không chỉ gói gọn là nghiên cứu cơ bản mà có khả năng tạo ra sản phẩm kinh doanh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu lập ra doanh nghiệp để triển khai ý tưởng khoa học vào sản xuất.

- Nhận thức được tầm quan trọng của KH&CN đối với hoạt động sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hoạt động nghiên cứu KH&CN.

- Cùng với xu thế chung nghiên cứu khoa học trở thành ngành công nghiệp, KQNC cần thương mại hóa nên các viện nghiên cứu cũng chuyển cơ cấu tổ chức và hoạt động theo hình thức doanh nghiệp.

Doanh nghiệp spin-off là trường hợp các nhà khoa học lập ra doanh nghiệp để triển khai ý tưởng khoa học vào sản xuất và kinh doanh dựa trên KQNC. Những doanh nghiệp này càng phát huy tác dụng đối với những công nghệ cao, những kết quả nghiên cứu có tính ứng dụng cao vào thực tiễn trong sản xuất. Hiện nay, một số viện nghiên cứu của các trường đại học đã chuyển sang hình thức doanh nghiệp spin-off, giúp thương mại hóa nhiều KQNC có tính ứng dụng cao vào sản xuất, kinh doanh. Để những tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn nữa, Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài việc được hưởng những chính sách chung như các doanh

72

nghiệp khác, cần có những chính sách ưu đãi riêng cho doanh nghiệp KH&CN. Nguồn kinh phí hỗ trợ có thể trích từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những khó khăn. Sự hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp KH&CN hoạt động ổn định hơn.

Trong hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp tự bỏ kinh phí để nghiên cứu, thành lập tổ chức KH&CN để thực hiện hoạt động nghiên cứu là việc cần khuyến khích. Tuy nhiên, hiện nay, một số đề tài nghiên cứu được Nhà nước tài trợ chi phần lớn kinh phí để mua máy móc, trang thiết bị công nghệ của nước ngoài, việc nghiên cứu đề tài gần như không đáng kể, sau đó sẽ chuyển giao cho doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đặt ra mục tiêu năm 2015 sẽ có 3.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ và năm 2020 là 5.000 doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Nhưng với thực tế kết quả nghiên cứu khoa học hiện nay, rất khó để đạt được mục tiêu này vì có rất ít đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp KH&CN.

Nhà nước cần xây dựng chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện các đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước, cấp tỉnh thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí cho việc thực hiện đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ mới phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

3.2.3.2. Đánh giá khách quan cơ chế “xin - cho” trong hoạt động KH&CN

Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IX đã đề xuất thành lập Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, đổi mới cơ chế tài chính bằng cách cải tiến phương thức cấp phát, tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.

Thời gian qua, một số nhà khoa học phê phán cơ chế “xin - cho”. Họ nhận xét cơ chế này có nhiều nhược điểm. Điển hình, trong quá trình xin kinh phí cho hoạt động KH&CN phải nộp đơn đến cơ quan quản lý nhà nước để

73

xin, sau khi được xem xét sẽ cho kinh phí. Quá trình này nhiều khi thiếu khách quan, phụ thuộc vào sự quen biết hay ý kiến chủ quan của người có thẩm quyền xét duyệt.

Ý kiến này cần được xem xét lại vì hoạt động KH&CN có các giai đoạn:

- Nghiên cứu và triển khai (Research and Development - R&D): Đây là giai đoạn bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai sản xuất thử nghiệm.

Đối với giai đoạn nghiên cứu khoa học, khi đi xin dự án ở các tổ chức quốc tế, đều phải nộp đơn để họ xem xét, sau đó sẽ quyết định cấp kinh phí thực hiện. Đây chính là cơ chế “xin - cho”.

- Phát triển công nghệ (Technology development): Đây là giai đoạn có gắn liền với yếu tố thị trường.

Đối với giai đoạn này, để đưa công nghệ ra được thị trường, tức là có yếu tố cạnh tranh.

Quan điểm của PGS. TS Vũ Cao Đàm về cơ chế “xin - cho” này là

xóa bỏ cơ chế “xin - cho” chỉ nên giới hạn trong phạm vi những nghiên cứu

phát triển công nghệ gắn liền với nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Còn toàn bộ hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai, nếu là Nhà nước cấp ngân sách thì không nên đặt vấn đề xóa bỏ cơ chế “xin -

cho””[15, tr. 276]

Khi xây dựng chính sách tài chính cho hoạt động KH&CN, các nhà hoạt định chính sách nên có sự đánh giá hợp lý về cơ chế “xin - cho”, không nên xóa bỏ cơ chế này trong tất cả các giai đoạn của hoạt động KH&CN.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về nhu cầu ứng dụng tiến bộ KH&CN ở các ngành, lĩnh vực của địa phương. Để thực hiện được nhiệm vụ này, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống quản lý nhà nước về KH&CN. Các báo cáo về nhu cầu ứng dụng các tiến bộ KH&CN của cơ quan quản lý nhà nước là một trong những cơ sở quan trọng giúp cho cá nhân, tổ chức KH&CN hình thành các ý tưởng nghiên

74

cứu hướng nhiều hơn vào thị trường, đồng thời đây cũng một tài liệu tham khảo cho việc mua hay đặt hàng của Nhà nước đối với các tổ chức KH&CN.

Khuyến khích chuyển giao không thu tiền cho doanh nghiệp đối với những đề tài nghiên cứu do ngân sách nhà nước tài trợ sau 02 năm chưa tìm được nhà đầu tư. Hiện nay, những đề tài nghiên cứu sau khi được công bố sau một thời gian dài không kêu gọi được nhà đầu tư không được lập hồ sơ và theo dõi một cách khoa học. Trong khi nhiều doanh nghiệp thấy phù hợp nhưng do không có tài chính nên không mua được những kết quả nghiên cứu đó để ứng dụng vào sản xuất kinh doanh.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN cần xây dựng bộ chuẩn mực. Mỗi tổ chức KH&CN động nghiên cứu lĩnh vực khác nhau, ngoài việc tuân theo bộ chuẩn mực đã được ấn định, mỗi tổ chức có thể linh hoạt có những chuẩn mực khác cho phù hợp với tổ chức mình.

3.2.4. Chính sách phát triển thị trường

Nghiên cứu thị trường một cách khoa học và cẩn thận là việc cần thiết phải làm hiện nay. Hoạt động này cần có sự vào cuộc của các ban, ngành, các chuyên gia phân tích và dự báo thị trường. Việc xác định mặt hàng nông sản nào cần sản xuất và với quy mô như thế nào rất quan trọng. Để tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, không tiêu thụ được thì phải lấy nhu cầu thị trường làm căn cứ để dự báo. Bên cạnh đó, doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong việc phát triển thị trường. Hoạt động CGKQNC cần mở rộng liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện có lợi cho cả hai bên, tránh được áp lực cạnh tranh từ các chủ thể kinh tế khác.

Công nghệ là một phần của KQNC, thị trường công nghệ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong hoạt động CGCN. Với đặc thù là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, để thúc đẩy CGCN, một việc cần thiết là phát triển thị trường công nghệ để người dân tiếp cận nhanh hơn với tiến bộ KH&CN. Trước hết, Nhà nước cần có những chính

75

sách khuyến khích hoạt động sáng tạo KH&CN ở doanh nghiệp, tổ chức hay người dân. Mục đích của ý tưởng này là mang lại sự chủ động nghiên cứu phù hợp với thực tiễn địa phương. Song song với việc chủ động sáng tạo, chúng ta cần khuyến khích doanh nghiệp, người dân tích cực ứng dụng những KQNC tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện được việc này, các cấp cần có những chính sách hỗ trợ như chính sách tài chính, chính sách thuế, chính sách đào tạo…

Muốn phát triển thị trường cần tăng cường đầu tư cho hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của vùng. Luôn quan tâm đến cả số lượng và chất lượng, mẫu mã phong phú và quảng bá thương hiệu địa phương. Một số mặt hàng nông sản nổi bật của huyện Mộc Châu như sữa, chè, cao su, hoa quả (mận, đào, actiso…) trong thời gian qua đã tạo nên thương hiệu cho địa phương. Không chỉ đáp ứng được nhu cầu của người dân tại địa bàn, mà còn được tiêu thụ đến các vùng miền trong cả nước, đồng thời xuất khẩu sang các nước khác.

Ổn định đầu ra thị trường là một việc cũng rất quan trọng. Hoạt động sản xuất nông nghiệp muốn ổn định thì cần phải liên kết giữa người sản xuất với các đơn vị như cơ sở chế biến, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất… Những năm trước đây, hoạt động liên kết này chưa được quan tâm nhiều nên những hộ nông dân sản xuất chỉ mang tính chất nhỏ, lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn. Khi có chính sách hỗ trợ từ nhà nước cũng như các doanh nghiệp, người dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn hơn vì được đảm bảo đầu ra cho nông sản.

3.2.5. Chính sách nguồn nhân lực

Hoạt động CGKQNC trên địa bàn huyện Mộc Châu thời gian qua chưa đồng bộ và hiệu quả, một nguyên nhân là do việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động CGKQNC vào nông nghiệp tại huyện Mộc Châu bao gồm các đối tượng sau:

76

- Cán bộ khoa học được đào tạo từ các viện, trường, trung tâm nghiên cứu…

- Cán bộ khuyến nông thuộc Trạm Khuyến nông huyện Mộc Châu;

- Cán bộ lập kế hoạch thuộc một số phòng ban như Kinh tế và Hạ tầng, phòng NN&PTNT…

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện Mộc Châu; - Cán bộ thị trường nông sản;

- Người dân tiếp nhận CGKQNC

Cán bộ khuyến nông hiện nay là đối tượng rất có tiếng nói trong việc giúp đỡ người dân tiếp cận với khoa học về nông nghiệp. Họ nắm bắt được nhu cầu thực tế của người dân, có kiến thức thực tiễn về địa phương, Tuy nhiên, ở vùng miền núi, người dân không có nhiều điều kiện để tiếp cận với cán bộ khuyến nông, việc CGKQNC áp đặt từ trên xuống chưa xuất phát từ nhu cầu của người dân hay thực tiễn của vùng.

Để phát triển nguồn nhân lực, giúp người nông dân tiếp nhận KQNC để áp dụng vào thực tiễn sản xuất hiệu quả cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Các trung tâm nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý tại địa phương để nắm rõ được nhu cầu thực tế trong sản xuất, có sự điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh cụ thể tại địa phương.

- Huyện Mộc Châu là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần có phương pháp tiếp cận hiệu quả với từng nhóm đối tượng người dân để quá trình CGKQNC hiệu quả nhất.

- Cần nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp sản xuất nông sản. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Phát triển nguồn cán bộ nghiên cứu thị trường là một định hướng quan trọng của huyện Mộc Châu. Bởi vì, việc sản xuất nông nghiệp mang tính rủi ro cao, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thực tế ở các địa phương khác cho thấy, việc không nghiên cứu nhu cầu thị trường đã dẫn đến người dân năm nay thấy được mùa thì năm sau tiếp tục sản xuất với quy mô lớn hơn, hàng hóa không tiêu thụ

77

được đã gây thiệt hại đáng kể cho người dân. Việc nghiên cứu nhu cầu thị trường giúp định hướng cho người dân sản xuất phù hợp.

- KQNC trong nông nghiệp bao gồm cả những tiến bộ về khoa học và đưa ra công nghệ mới. Vì vậy, cần đào tạo, hướng dẫn cho người dân nắm được nguyên lý hoạt động của máy móc, thiết bị.

Huyện Mộc Châu với thế mạnh là ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến chè. Trong quá trình khảo sát, điều tra, tác giả nhận thấy phần lớn người nông dân tại địa phương có nhiều kinh nghiệm trong việc chăn nuôi bò sữa do có thời gian chăn nuôi dài. Các hộ nông dân đã mạnh dạn hơn trong việc liên kết với doanh nghiệp trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa tươi thông qua hợp đồng. Điều này cho thấy, sự liên kết của doanh nghiệp và hộ nông dân ở đây rất chặt chẽ, tạo điều kiện cho nhau cùng hưởng lợi, cả hai đều đem lại sự ổn định về vật chất và nguyên liệu cho công ty chế biến. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng họ chưa thực sự chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp. Mối liên kết kinh tế này thể hiện qua hợp đồng, mặc dù cũng xuất phát từ điều kiện sản xuất của hộ nông dân và nhu cầu của thị trường nhưng doanh nghiệp luôn đặt lợi nhuận của mình lên trên hết vì thế hợp đồng cũng thể hiện sự chênh lệch đó.

Nâng cao trình độ nhận thức của người dân khi tham gia các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là việc làm cần thiết. Một số hoạt động như tập huấn, tuyên truyền, trao đổi về thông tin khoa học… Trước đây, những hộ nông dân nuôi bò sữa thường tự làm việc với doanh nghiệp. Điều này làm cho hoạt động tiêu thụ kém hiệu quả. Vì vậy, các hộ nông dân nên liên kết với nhau, bầu ra đại diện để làm việc với doanh nghiệp. Cả hai bên sẽ tính toán chi phí, lợi nhuận, giá cả mua bán sao cho hợp lý và có lợi nhất cho hai bên, tránh được việc ép giá từ doanh nghiệp và nông dân sợ sẽ bị thiệt hơn so với doanh nghiệp.

Qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân, tác giả nhận thấy người dân ở huyện Mộc Châu có nhu cầu rất lớn về thông tin thị trường. Nhận thức của họ về thị trường rất hạn chế bởi có quá ít nguồn thông tin, và ít kênh để họ tham

78

khảo. Cây mận ở Sơn La từ lâu đã trở thành một trong những loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả mận, đồng thời tìm nguồn tiêu thụ ổn định cho sản phẩm là giải pháp hữu hiệu để cây mận thực sự mang lại giá trị cao cho người dân.Trước đây, người dân Mộc Châu trồng mận theo hình thức tự phát, không có thông tin về giống tốt, cách chăm sóc để thu hiệu quả cao nhất nên chất lượng và số lượng mận ở đây chưa cao. Tác giả thiết nghĩ, nếu người dân thiếu thông tin về thị trường, về giống vật nuôi, cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao thì hoạt động sản xuất nông nghiệp chỉ mang tính chất tự phục vụ cho nhu cầu tại chỗ chứ chưa tham gia kinh doanh, trao đổi, mua bán ngoài thị trường, việc này dẫn đến không thể góp phần cải thiện đời sống của người dân được. Vì vậy, cơ quan khuyến nông (Trạm Khuyến nông) của huyện Mộc Châu nên xây dựng những cơ chế để chia sẻ thông tin, tổ chức những buổi tập

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 71)