Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 28 - 29)

9. Bố cục luận văn

1.2.2.2.Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp mang tên tính khu vực rõ rệt 7

Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều có vị trí địa lý gắn với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu, thời tiết khác nhau. Tình hình khai thác và sử dụng đất mỗi khu vực khác nhau nên hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau. Do điều kiện đất đai, khí hậu không giống nhau giữa các vùng đã làm cho nông nghiệp mang tính khu vực rất rõ nét. Vì vậy, mỗi địa phương, khu vực cần chú ý chỉ đạo hoạt động sản xuất nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương mình để hoạt động sản xuất nông nghiệp đem lại hiệu quả cao.

- Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp

Đất đai được sử dụng với những mục đích khác nhau, phù hợp với điều kiện đặc trưng của từng lĩnh vực.Trong công nghiệp, thương mại, giao thông v.v… đất đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, phân xưởng, hệ thống đường giao thông v.v… để con người hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như điều khiển các phương tiện vận tải.

Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốn chủ quan nhưng con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thoả mãn nhu cầu tăng lên của loài người về nông phẩm. Hàng năm,

7

29

tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và giống vật nuôi, cây trồng mà người nông dân chia hoạt động sản xuất theo vụ mùa. Hiện nay, do quá trình đô thị hóa nhanh chóng nên đất nông nghiệp bị thu hẹp để dành đất cho xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư...

- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi

Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định: sinh trưởng, phát triển và diệt vong. Khí hậu, thời tiết thay đổi cũng tác động trực tiếp đến chúng. Để chất lượng giống cây trồng và vật nuôi tốt hơn, người sản xuất cần thường xuyên chọn lọc, nhập những giống tốt, có năng suất cao và phù hợp với điều kiện của từng vùng. Trong nông nghiệp, chất thải của vật nuôi và cây trồng được tái sử dụng làm phân bón.

- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Đây là nét đặc trưng nhất của sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, người nông dân chia thành những vụ mùa khác nhau là do điều kiện thời tiết khí hậu. Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân. Để khai thác và sử dụng hợp lý điều kiện thiên nhiên mang lại như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng… đòi hỏi phải thực hiện nghiêm khắc những khâu công việc ở thời vụ tốt nhất như thời vụ gieo trồng, bón phân, làm cỏ, tưới tiêu v.v…

- Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa

Biểu hiện cụ thể của xu hướng này là việc hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp và đẩy mạnh chế biến nông sản để nâng cao giá trị thương phẩm. Ở nước ta hiện nay đã hình thành một số mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao, đã đi vào hoạt động và mang lại những lợi ích kinh tế lớn. Quy trình sản xuất ở đây có áp dụng công nghệ hay kỹ thuật hiện đại, tiến tiến nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tây bắc ( Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) (Trang 28 - 29)