Phôi thụ tinh ống nghiệm (trứng bò lai Sind x tinh bò đực giống Holstein Friesian) đ− ợc Phòng Công nghệ Phôi-Viện Công nghệ Sinh học dùng để theo dõi sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi thành thục và thụ tinh ống nghiệm trứng bò nội tại việt nam (Trang 112 - 119)

Friesian) đ−ợc Phòng Công nghệ Phôi-Viện Công nghệ Sinh học dùng để theo dõi sự phát triển in vivo. Các phôi (phát triển ở giai đoạn phôi nang) đ−ợc cấy vào 20 bò nhận đồng pha tại các tỉnh Vĩnh Phúc, H−ng Yên, Hải D−ơng; tỉ lệ chửa là 25% (5/20) và 06 con bê thụ tinh ống nghiệm đã đ−ợc sinh ra, trong đó có 1 ca sinh đôi.

Địa điểm Ngày sinh Giới tính Khối l−ợng

sơ sinh

Bê TTON số 1 Vĩnh T−ờng-Vĩnh Phúc 28-11-2002 Cái 15 kg Bê TTON số 2 Vĩnh T−ờng-Vĩnh Phúc 28-11-2002 Đực 14 kg Bê TTON số 3 Văn Giang-H−ng Yên 04-01-2003 Cái 31 kg Bê TTON số 4 Vĩnh T−ờng-Vĩnh Phúc 07-01-2003 Cái 26 kg Bê TTON số 5 Văn Giang-H−ng Yên 17-01-2003 Đực 31 kg Bê TTON số 6 Nam Sách-Hải D−ơng 11-03-2003 Cái 28 kg

Sự ra đời của 06 bê thụ tinh ống nghiệm (2 đực, 4 cái) góp phần khẳng định sự thành công của các kỹ thuật khai thác, nuôi trứng thành thục, thụ tinh ống nghiệm, nuôi phôi ống nghiệm và cấy phôi thụ tinh ống nghiệm đã tiến hành.

Kết quả này đóng góp vào kết quả chung của chuyên ngành Công nghệ Phôi tại Việt Nam.

D−ới đây là hình ảnh về các bê thụ tinh ống nghiệm.

Hình 3.34: Đôi bê Thụ tinh ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam đ−ợc sinh ra ngày 28-11-2002 tại Vĩnh T−ờng-Vĩnh Phúc (Gia đình Ông Trần Văn Chung, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh T−ờng)

Hình 3.35: Bê cái Thụ tinh ống nghiệm tại Hải D−ơng (Gia đình Ông Lê Đình Tân, xã An Bình, huyện Nam Sách)

Hình 3.36: Bê cái Thụ tinh ống nghiệm tại H−ng Yên (Gia đình Ông Đào Văn Đỗ, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang)

Hình 3.37: Bê cái Thụ tinh ống nghiệm tại Vĩnh Phúc (Gia đình Ông Trần Quất, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh T−ờng)

Hình 3.38: Bê đực Thụ tinh ống nghiệm tại H−ng Yên (Gia đình Ông Nguyễn Văn Quyến, thị trấn Văn Giang)

Hình 3.39: Bê cái Thụ tinh ống nghiệm tại Vĩnh T−ờng (8 tháng tuổi)

Kết luận

1. Số l−ợng trứng bò khai thác từ buồng trứng là từ 7 đến 14 trứng ở bò vàng và 19 đến 37 trứng ở bò lai Sind, trong đó trứng loại A đạt từ 1 đến 5 trứng/buồng trứng ở bò vàng và từ 5 đến 14 trứng/buồng trứng ở bò lai Sind.

2. Trứng bò nuôi thành thục 24-28 giờ trong môi tr−ờng 199 có bổ sung hocmon FSH, LH, E, 10%FCS; nhiệt độ tủ nuôi là 39oC, 5%CO2 cho kết quả thành thục ổn định 72,55% đối với các trứng có chất l−ợng A, 58,88% đối với các trứng có chất l−ợng B và 4,83% đối với các trứng có chất l−ợng C. Yếu tố mùa không ảnh h−ởng đến khả năng thành thục của trứng đ−ợc nuôi trong ống nghiệm. Không có sự khác nhau về khả năng thành thục trong ống nghiệm của trứng bò vàng và bò lai Sind.

3. Thụ tinh ống nghiệm 18-26 giờ giữa trứng bò nội và tinh bò Holstein trong môi tr−ờng INRA và IVF-2 cho kết quả ổn định với tỉ lệ phôi phân chia ở giai đoạn 2-4 tế bào là 65-75%. Tinh trùng đông lạnh-giải đông đ−ợc xử lý bằng ph−ơng pháp lọc qua phân lớp percoll hoặc bơi ng−ợc (swim-up) sử dụng trong thụ tinh ống nghiệm với nồng độ 1,5 triệu/ml là thích hợp. Kết quả thụ tinh ống nghiệm phụ thuộc vào cá thể đực giống cũng nh− chất l−ợng trứng ban đầu.

4. Sự phát triển của phôi ống nghiệm phụ thuộc vào chất l−ợng trứng, đực giống, mật độ nuôi, thành phần khí và nhất là điều kiện môi tr−ờng. Sự có mặt của các tế bào (cumulus, ống dẫn trứng, Vero) trong môi tr−ờng nuôi có tác dụng cải thiện rõ rệt tỉ lệ phôi phát triển đến giai đoạn phôi nang. Phôi ống nghiệm phát triển tốt nhất trong môi tr−ờng B2 có bổ sung

tế bào Vero và thành phần khí 5%CO2, 5%O2, 90%N2 với tỉ lệ phôi nang đạt 24,64% ở bò vàng và 27,62% ở bò lai Sind.

5. Luận án đã góp phần xây dựng ph−ơng pháp sản xuất phôi bò trong ống nghiệm, sự ra đời của 06 bê thụ tinh ống nghiệm (2 đực và 4 cái) tại Vĩnh Phúc, Hải D−ơng và H−ng Yên đã khẳng định sự thành công của các kỹ thuật nuôi trứng, thụ tinh ống nghiệm và nuôi phôi đã tiến hành. Đây là những bê thụ tinh ống nghiệm đầu tiên của Việt Nam.

Đề nghị

1. Đề nghị ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ Luận án này trong việc góp phần phát triển các giống bò năng suất cao, chất l−ợng tốt thông qua biện pháp sản xuất phôi thụ tinh ống nghiệm kết hợp với cấy phôi.

2. Tiếp tục nghiên cứu đông lạnh bằng ph−ơng pháp vitrification các phôi thụ tinh ống nghiệm nhằm phục vụ các nghiên cứu cơ bản về khả năng sống của phôi đông lạnh cũng nh− lập ngân hàng phôi các giống bò tại n−ớc ta.

Danh mục công trình liên quan Luận án của tác giả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi thành thục và thụ tinh ống nghiệm trứng bò nội tại việt nam (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)