và bò lai Sind
Tiến hành thu mẫu buồng trứng bò vàng và bò lai Sind trong mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4). Trứng từ các buồng trứng này đ−ợc lấy ra bằng ph−ơng pháp hút kết hợp với cắt lớp. Số l−ợng và chất l−ợng trứng loại A đ−ợc ghi nhận.
Tổng số buồng trứng bò vàng đ−ợc sử dụng cho các nghiên cứu này là 102 buồng trứng, bò lai Sind là 20 buồng trứng; số trứng khai thác đ−ợc lần l−ợt là 1104 trứng ở bò vàng và 688 trứng ở bò lai Sind. Kết quả đ−ợc trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Khả năng khai thác trứng bò ở giống bò vàng và bò lai Sind. Buồng trứng (n) Số trứng (n) Số trứng / buồng trứng (M+SD) Số trứng A/ buồng trứng (M+SD) Bò vàng 102 1104 11,40 + 3,10a 3,48 + 1,05c Bò lai Sind 20 688 28,80 + 9,03b 9,80 + 3,62d a, b; c, d (P < 0,01)
Kết quả trong bảng 3.3 cho thấy khả năng khai thác trứng ở buồng trứng bò lai Sind là cao hơn hẳn so với buồng trứng bò vàng (28,8 so với 11,40 ; P<0,01). T−ơng tự nh− thế, số trứng loại A cũng cao hơn rất nhiều (9,80 so với 3,48 ; P<0,01).
( a ) ( b )
Hình 3.5: Buồng trứng bò vàng (a) và bò lai Sind (b)
Có sự khác nhau giữa số l−ợng trứng bò có chất l−ợng tốt thu từ buồng trứng ở các giống bò khác nhau.
Khi tiến hành thu trứng từ buồng trứng bò sữa tại Châu Âu, Mermillod và cs (1992)[121] đã thu đ−ợc (bằng ph−ơng pháp hút các nang có đ−ờng kính 2-5mm) trung bình là 14,1 trứng/ bò (dao động từ 0-38), nghĩa là khoảng 7 trứng/buồng trứng.
Ngoài ra, tác giả còn nhận thấy có sự khác nhau khi thu trứng từ các bò có tuổi nhỏ hơn 3 năm. Đối với bò có tuổi từ 1-3 năm, số trứng thu đ−ợc
trung bình trên mỗi bò là 17,3; trong khi đó đối với bò lớn hơn 3 tuổi thì số trứng này giảm xuống còn 12,5 trứng/bò.
Hanada và cs, (1986)[84] khi tiến hành thu trứng từ buồng trứng bò sữa cho kết quả sau: tỉ lệ trứng có chất l−ợng A là 57,2%; loại B là 9,6%, loại C là 25,7% và loại D là 7,5%. Tỉ lệ trứng loại A khai thác từ buồng trứng bò sữa là cao hơn hẳn kết quả mà chúng tôi thu nhận ở bò vàng (25- 33%) và bò lai Sind (30%).
Số trứng tốt thu đ−ợc từ một buồng trứng bò sữa giống Holstein Friesian trung bình là 5-10 trứng/buồng trứng (dao động 4-16 trứng), nghĩa là khoảng 40-60% số nang tiến hành chọc hút (Ball và cs, 1983[28]; Criser và cs, 1984[50]; Fukushima và cs, 1985[73]; Xu và cs, 1987[177]; Fukuda và cs, 1990[68]; Kajihara và cs, 1999[96]; Merton và cs, 1999[122]; Mizushima và cs, 2000[124]; Paloma Duque và cs, 2003[143]).
Bằng ph−ơng pháp hút kết hợp cắt lớp, qua kết quả trình bày ở bảng 3.3, ta thấy số l−ợng trứng bò khai thác từ buồng trứng có thể đạt trung bình là 11 trứng (dao động từ 7 đến 14 trứng) ở bò vàng và trung bình là 28 trứng (dao động từ 19 đến 37 trứng) ở bò lai Sind, trong đó trứng loại A đ−ợc dùng chủ yếu trong các nghiên cứu có thể thu đ−ợc trung bình là 3 trứng (25-33% tổng số trứng thu nhận; dao động từ 1 đến 5 trứng/ buồng trứng) ở bò vàng và trung bình là 9 trứng (30% tổng số trứng thu nhận; dao động từ 5 đến 14 trứng/buồng trứng) ở bò lai Sind.
Nh− vậy, số trứng thu từ buồng trứng bò vàng là thấp hơn so với các giống bò lai Sind và bò sữa nói chung. Điều này do yếu tố giống quyết định, hình 3.5 so sánh các buồng trứng của giống bò vàng và lai Sind trình bày trong phần trên giải thích phần nào khả năng thu đ−ợc ít trứng từ buồng trứng bò vàng.
11.428.8 28.8 3.48 9.8 0 5 10 15 20 25 30 Số trứng Số trứng/buồng trứng Số trứng A/buồng trứng Bò vàng Bò lai Sind Hình 3.6: So sánh kết quả khai thác trứng tổng số và trứng loại A từ buồng trứng bò vàng và bò lai Sind
Tóm lại, các thí nghiệm và kết quả trình bày ở phần trên cho phép chúng ta đánh giá đ−ợc khả năng khai thác trứng bò vàng và bò lai Sind từ buồng trứng bằng ph−ơng pháp hút và hút kết hợp cắt lớp, số và chất l−ợng trứng các loại A, B, C thu đ−ợc trong các mùa.