GV thông báo: Hệ nội tiết có vai trò quan trọng trong điều hòa các quá trình sinh lý của cơ thể nhưng tác động thông qua đường máu nên chậm.
Tiếp đó, GV treo tranh phóng to H 55.1 – 3 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em nghiên cứu SGKđể thực hiện ∇ SGK.
? Hãy so sánh tuyến ngoại tiết với tuyến nội tiết?
? Hãy kể tên các tuyến mà em biết? Cho biết chúng thuộc loại tuyến nào?
GV lưu ý HS về vị trí và các tuyến trên H 55.3 SGK và gợi ý để HS nhận biết được chúng thuộc loại tuyến nào.
I. PHÂN BIỆT TUYẾN NỘITIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI TIẾT: TIẾT VỚI TUYẾN NGOẠI TIẾT:
HS trao đổi nhóm và cử đại diện trình bày câu trả lời, các nhóm khác nghe, bổ sung cả lớp xây dựng đáp án.
Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết giống nhau ở chỗ: các tế bào tiết đều tạo ra các sản phẩm tiết. Nhưng khác nhau là:
-Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu.
-Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài.
*Các tuyến ngoại tiết là: tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến mật, tuyến nhờn…
*Các tuyến nội tiết là: tuyến giáp tuyến yên, tuyến ức, tuyến trên thận…
Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Vai Trò Của Hooc Môn:
1. Tính chất của hooc môn: GV thông báo: Mỗi loại hooc
II. HOOC MÔN:
môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định (cơ quan đích).
Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
2. Vai trò của hooc môn: GV nêu câu hỏi:
? Vai trò của hooc môn là gì? GV gợi ý: Hãy dựa vào kiến thức về các hoạt động sinh lý đã học ở chương V, VI để suy ra vai trò của hooc môn.
GV nhận xét và nêu đáp án.
HS theo dõi GV thông báo và ghi các nội dung chính (cùng các ví dụ) vào vở.
Mỗi loại hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định (cơ quan đích).
Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao.
Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài.
2.Vai trò của hooc môn:
HS dựa vào kiến thức đã học nghe GV gợi ý, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. Đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác bổ sung đáp án:
Vai trò của hooc môn đối với cơ thể là:
-Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
-Điều hòa các quá trình sinh lý.
3.TỔNG KẾT:
GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.
IV. KIỂM TRA
1. Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
2. Nêu vai trò của một số hooc môn. Từ đó xác định tầm quan trong của tuyến nội tiết nói chung.
3. Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Chất do tuyến nội tiết tiết ra gọi là:
a. Hooc môn b. Vitamin. c. Enzim d. Prôtêin. Câu 2: Tính chất của hooc môn là:
a. Có ảnh hưởng lên nhiều quá trình sinh lý khác nhau. b. Chỉ gây tác dụng với liều lượng rất cao.
c. Có hoạt tính sinh học mạnh. d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 3: Tuyến nào dưới đây là tuyến nội tiết: a. tuyến nhờn.
b. Tuyến ức. c. Tuyến mồ hôi. d. Tuyến vị.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Kẻ bảng 56.2 trang 178 SGK vào vở bài tập. Xem bài tiếp theo trước khi đến lớp.
Đọc mục “Em có biết”.
------
Ngày . . . tháng . . . năm . . .
Tuần:30-Tiết:59
BÀI 56.TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP
A.MỤC TIÊU:
HS xác định được vị trí cấu tạo chức năng của tuyến yên. Nêu được vị trí và chức năng của tuyến giáp. Xác địng rõ mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của các tuyến với các bệnh do hooc môn của các tuyến đó tiết ra quá ít hoặc quá nhiều
B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK.
C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:
Tranh phóng to H 55.3-56.2-3 SGK. Bảng phụ (ghi nội dung bảng 56.1 SGK)
D. TIẾN TRÌNH:
I.ỔN ĐỊNH LỚP:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ:
1.Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết? 2.Nêu vai trò của một số hooc môn?
ĐÁP ÁN:
1.Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết giống nhau ở chỗ: các tế bào tiết đều tạo ra các sản phẩm tiết. Nhưng khác nhau là:
-Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ngấm thẳng vào máu.
-Sản phẩm tiết của tuyến ngoại tiết tập trung vào ống dẫn để đổ ra ngoài. 2.-Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
-Điều hòa các quá trình sinh lý.
III.GIẢNG BÀI MỚI:
1.GIỚI THIỆU BÀI: Tuyến yên và tuyến giáp là những tuyến có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Vậy cấu tạo và chức năng của chúng như thế nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề trên.
2.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt Động I: Tìm Hiểu Vị Trí, Cấu Tạo Và Chức Năng Của Tuyến Yên:
GV treo tranh phóng to H 55. 3 SGK cho HS quan sát yêu cầu các em tìm hiểu SGK và trao đổi nhóm để trả lời 3 câu hỏi:
? Vị trí của tuyến yên?
? Tuyến yên gồm những thùy nào? ? Chức năng của mỗi thùy là gì? GV theo dõi sự trả lời của HS nhận xét, chỉnh lý, bổ sung và công bố đáp án. GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 56.1 SGK.
GV thông báo: Thùy giữa nằm giữa thùy trước và thùy sau chỉ phát triển ở trẻ nhỏ có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố ở da.
I.TUYẾN YÊN:
Đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời. Các nhóm khác nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời.
Tuyến yên nằm dưới nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi(thuộc não trung gian)
*Tuyến yên có hai thùy: thùy trước và thùy sau.
*Chức năng của tuyến yên: là tuyến quan trọng, hooc môn tiết ra kích thích các tuyến khác hoạt động. Hooc ôn tuyến yên có ảnh hưởng đến sinh trưởng, trao đổi glucô, các chất
khoáng, nước và co thắt cơ trơn.
Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Vai Trò Của Hooc Môn Tuyến Giáp Và Tuyến Cận Giáp:
GV treo tranh phóng to H 56.2 SGK cho HS quan sát và nghiên cứu SGK để trả lời câu hỏi:
? Hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận động toàn dân dùng muối iốt ?
GV gợi ý: Tuyến giáp là tuyến lớn hooc môn là tirôxin có chứa iốt, hooc môn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và chuyển hóa các chất.
GV thông báo bệnh: Bazođô do tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hooc môn làm tăng cường trao đổi chất (cần nhiều O2) làm nhịp tim tăng, người bệnh luôn hồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.
Tuyến giáp hoạt động mạnh còn gây ra bệnh bướu cổ, mắt lồi.
Tuyến giáp còn tiết hooc môn canxitônin cùng với hooc môn tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phốt pho trong máu.