CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THẦN KINH.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 98 - 100)

Tuần:23-Tiết:45

BÀI 43: GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

A.MỤC TIÊU:

HS trình bày được cấu tạo và chức năng của nơron, đồng thời xác định rõ nơron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh.

HS phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh (bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên). HS phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Tranh phóng to H43.1-43.2 SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ: không kiểm tra

1.III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Hệ thần kinh có vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Vậy nó có` cấu tạo như thế nào và có chức năng gì? Đó là những câu hỏi cần được giải quyết trong bài học hôm nay.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Nơron – Đơn Vị Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh:

GV treo tranh phóng to H 43.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS tìm hiểu

 SGK để trả lời các câu hỏi:

? Hãy mô trả cấu tạo và nêu chức năng của nơron?

GV gợi ý: nơron thần kinh làm nhiệm vụ dẫn truyền luồng thần kinh và hưng phấn.

Dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều từ sợ nhánh vào thân nơron và từ thân ra sợi trục.

Hưng phấn là khi có kích thích từ môi trường bên ngoài hay trong tác động, nơron có khả năng hưng phấn tạo ra xung thần kinh.

I. NƠRON ĐƠN VỊ CẤU TẠOCỦA HỆ THẦN KINH: CỦA HỆ THẦN KINH:

HS nghe GV gợi ý, thảo luận nhóm để tìm câu trả lời. Một vài HS đại diện nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để thống nhất đáp án.

Thân nơron có nhân. Nơron có sợi nhánh và sợi trục, sợi trục có bao miêlin bọc ngoài, các bao miêlin được ngăn cách bởi eo Răngviê.

Chức năng của nơron là hưng phấn và dẫn truyền.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Các Bộ Phận Của Hệ Thần Kinh:

GV yêu cầu HS quan sát tranh phóng to H 43.2 SGK, trên cơ sở phân tích cả kênh hình và kênh chữ tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh

II. CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆTHẦN KINH. THẦN KINH.

1. Cấu tạo:

HS nghe GV gợi ý, thảo luận nhóm để thống nhất đáp án của bài

đoạn văn viết về cấu tạo của hệ thần kinh. GV gợi ý: Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh).

GV thông báo: Dựa vào chức năng hệ thần kinh phân thành:

-Hệ thần kinh vận động: (cơ xương) có liên quan đến hoạt động của cơ vân (hoạt động có ý thức).

-Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (hoạt động không ý thức).

tập. Đại diện một vài nhóm phát biểu câu trả lời. Các nhóm khác bổ sung để hoàn chỉnh đáp án.

(não, tủy sống, bó sợi cảm giác, bó sợi vận động)

-Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh).

2.Chức năng:

Dựa vào chức năng hệ thần kinh phân thành:

-Hệ thần kinh vận động: (cơ xương) có liên quan đến hoạt động của cơ vân (hoạt động có ý thức).

-Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (hoạt động không ý thức).

3.TỔNG KẾT: GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.

IV. KIỂM TRA

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của nơron?

2. Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?

3.Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. 4.Đánh dấu (x) vào  chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Chức năng của nơron là:

 a. Dẫn truyền các xung thần kinh.  b. Hưng phấn và dẫn truyền.

 c. Là trung tâm điều khiển các phản xạ.  d. Cả b và c đúng.

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc và trả lời các câu hỏi cuối bài.Đọc mục “Em có biết”. Xem và soạn bài tiết theo trước ở nhà.

Tuần:23 -Tiết:46

BÀI 44.THỰC HÀNH

TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG

A.MỤC TIÊU:

Học xong bài này HS có khả năng:

-Tiến hành thành công các thí nghiệm qui định. -Từ các kết quả quan sát được qua thí nghiệm.

+Nêu được chức năng của tủy sống, đồng thời phỏng đoán được các thành phần cấu tạo của tủy sống.

+Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống qua các hình vẽ để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.

B.PHƯƠNG PHÁP:

Thực hành, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

-Ech một con

-Dụng cụ mỗ..SGK. - Như SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ: không kiểm tra

1.III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Tủy sống là bộ phận thần kinh trung ương. Vậy nó cấu tạo như thế nào và đảm nhiệm chức năng gì? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề đó.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 98 - 100)