Phương Pháp Phòng Chống Nóng, Chống Lạnh:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 74 - 79)

Nóng, Chống Lạnh:

HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi của∇ SGK.

Về thức ăn:

-Mùa đông ăn nhiều năng lượng giàu lipít, mùa hè ăn thức ăn nhiều vitamin như rau, hoa quả.

Bố trí nhà ở hợp lý vào mùa hè chống nóng và mùa đông chống rét.

Mặc quần áo đủ ấm vào mùa rét, rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao hợp lý. Trồng cây xanh để chống nóng…. 3.TỔNG KẾT:

GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. IV. KIỂM TRA:

Đánh dấu (x) vào ô chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Các phương pháp chống nóng và chống lạnh là:

1.Đi nắng cần đội nón.

2.Không chơi thể thao ở nơi trời nắng và nhiệt độ cao.

3.Trời nóng, sau khi lao động nặng về hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

4.Khi trời nóng không nên lao động nặng.

5.Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió. 6.Không nên cho thể thao vào những ngày trời rét.

7.Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. 8. Trồng cây xanh ở trường học, khu đông dân cư.

ĐÁP ÁN:

a. 1, 2, 3, 4, 5, 6 b. 1, 2, 3, 5, 7, 8. c. 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8. d. 1, 3, 4, 6, 7, 8. V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc bài và phần tóm tắt ở cuối bài.

Trả lời các câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết”. Xem bài tiếp theo trước ở nhà

Tuần:18-Tiết:35

BÀI 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I

MỤC TIÊU: sau khi học xong bài này học sinh cần.

- Học sinh hệ thống hóa kiến thức HKI, nắm được các kiến thức cơ bản đã học vá có khả năng vận dụng các kiến thức đã học.

A.

PHƯƠNG PHÁP : Đàm thoại, kết hợp HS hoạt động độc lập.

B.

PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ : sử dụng các bảng phụ như trong SGK

C.

TIẾN TRÌNH : III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Chúng ta đã học các vấn đề: Khái quát cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, trao đổi chất và năng lượng.

Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các vấn đề này một cách hệ thống và để thấy sự thống nhất trong các hoạt động của cơ thể người.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động 1: On Tập Kiến Thức Khái Quát Về Cơ Thể Người:

GV cho HS điền để hoàn thành bảng 35.1 GSk vào vở bài tập ( trước giờ học).

GV theo dõi, gợi ý và chỉnh lý, giúp HS nêu lên đáp án đúng

Hai HS được GV gọi lên bảng để hoàn thành bảng 35.1 SGK. Một HS điền cột cấu tạo, 1HS điền cột vai trò. Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung để có được đáp án chung cho cả lớp.

Cấp độ tổ chức

Cấu tạo Vai trò

Tế bào

Gồm màng, chất tế bào với các bào quan chủ yếu (ty thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi), nhân

Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.

Tập hợp các tế bào chuyên hóa có cấu trúc giống nhau.

Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.

Cơ quan

Được tạo nên bởi các mô khác nhau.

Tham gia cấu tạo và thực hiện một chức năng nhất định của hệ cơ quan.

Hệ cơ quan Gồm các cơ quan có mối liên hệ về chức năng.

Thực hiện một chức năng nhất định của cơ thể.

Hoạt Động 2: On Tập Kiến Thức Về Sự Vận Động Của Cơ Thể:

GV yêu cầu HS tìm cụm từ thích hợp để điền vào bảng 35.2 SGK ở vở bài tập trước khi đến lớp.

GV gợi ý , hướng dẫn HS đưa ra đáp án đúng.

Ba HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 3 cột của bảng 35.2.

HS1: điền cột “đặc điểm cấu tạo” HS2: điền cột “chức năng”

HS3: điền cột “vai trò chung”.

Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án.

Hệ cơ quan vận động

Đặc điểm cấu tạo Chức năng Vai trò chung

Bộ xương

Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.

Có tính chất cứng rắn, đàn hồi.

Tạo khung cơ thể: Bảo vệ Chổ bám của cơ Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường

Hệ cơ Tế bào cơ dài.

Có khả năng co, dãn

Cơ co, dãn giúp cho cơ quan hoạt động

Hoạt Động 3: On Tập Về Kiến Thức Tuần Hoàn.

GV yêu cầu HS tìm các từ, cụm từ thích hợp điền vào bảng 35.3 SGK ở vở bài tập trước giờ học.

GV theo dõi, nhận xét, chỉnh lý và giúp các em tìm ra đáp án.

Ba HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 3 cột của bảng 35 3.

HS1: điền cột “đặc điểm cấu tạo” HS2: điền cột “chức năng”

HS3: điền cột “vai trò chung”.

Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án.

Hệ tuần hoàn máu

Cơ quan Đặc điểm cấu tạo Chức năng Vai trò chung

Tim Có van nhĩ thất và van vào động mạch Co bóp theo chu kỳ 3 pha

Bơm máu theo một chiều nhất định từ tâm nhĩ vào tâm thất, từ tâm thất vào động mạch.

Giúp máu tuần hoàn liên tục theo một chiều nhất định trong cơ thể, nước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông Hệ mạch Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ cơ thể về tim

Hoạt Động 4: On Tập Kiến Thức Về Hô Hấp.

GV yêu cầu HS tìm các từ, cụm từ thích hợp điền vào bảng 35.4 SGK ở vở bài tập trước giờ học.

GV theo dõi, nhận xét, chỉnh lý và giúp các em tìm ra đáp án.

Hai HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 2 cột của bảng 35. 4.

HS1: điền cột “cơ chế” HS2: điền cột “vai trò”

Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án. Các gđ chủ yếu trong hô hấp Cơ chế Vai trò Riêng Chung Thở Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp. Giúp không khí trong phổi thường

xuyên đổi mới. Cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể và nhận CO2 do tế bào thải ra khỏi cơ thể. Trao đổi khí ở phổi Các khí(O2, CO2) khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu. Trao đổi khí ở tế bào Các khí(O2, CO2) khuyếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp. Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra ngoài.

Hoạt Động 5: On Tập Kiến Thức Về Tiêu Hóa.

GV yêu cầu HS tìm các từ, cụm từ thích hợp điền vào bảng 35.5 SGK ở vở bài tập trước giờ học.

GV theo dõi, nhận xét, chỉnh lý và giúp các em tìm ra đáp án.

Hai HS được GV chỉ định lên bảng điền vào 2 cột của bảng 35. 5.

HS1: điền cột “khoang miệng và cột thực quản”

HS2: điền cột “dạ dày, ruột non và ruột già”

Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung và đưa ra đáp án.

Quá trình tiêu hóa:

Cơ quan thực hiện Hoạt Động Loại chất Khoang miệng Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già

Tiêu hóa Gluxit x x Lipit x Protêin x x Hấp thụ Đường x

Axit béo và Glixêrin x

Axit amin x

IV.CÂU HỎI ÔN TẬP:

1.Trong phạm vi các kiến thức đã học, hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?

2.Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn,hệ hô hấp, hệ tiêu hóa)?

3. các hệ tuần hoàn tiêu hóa đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa như thế nào?

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học bày và ôn lại tất cả các kiến thức đã học về sinh học trong HKI để chuẩn bị thi HKI.Vẽ và chú thích lại các hình: tế bào động vật, tế bào thần kinh, cung phản xạ,cấu tạo xương dài,sơ đồ truyền máu, sơ đồ cấu tạo hệ tuần hoàn, sơ đồ các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp, sơ đồ khái quát về thức ăn và các hoạt động chủ yếu của tiêu hóa.

------

Tuần:19-Tiết:37 Ngày soạn: Ngày dạy:

BÀI 34.VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG

A.MỤC TIÊU:sau khi học xong bài này học sinh cần.

HS trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.

HS vận dụng được những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

B.PHƯƠNG PHÁP: vấn đáp, làm việc với SGK và thông báo. C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Sưu tầm tranh ảnh về thiếu vitamin gây còi xương, thiếu iốt gây bứu cổ… D. TIẾN TRÌNH:

III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Vitamin và muối khoáng có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Nhưng lấy vitamin và muối khoáng từ đâu và liều lượng lấy như thế nào đối với từng trường hợp cụ thể? Bài hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi trên.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Vitamin:

GV cho HS nghiên cứu  SGK và thực hiện lệnh ∇ SGK.

I. VITAMIN

GV phân tích cho HS hiểu: nếu thức ăn thiếu thịt, rau quả tươi thì sẽ thiếu vitamin và sinh ra các bệnh như chảy máu lợi, chảy máu dưới da…trẻ em thiếu vitamin D sẽ bị còi xương. Lượng vitamin cho mỗi người, mỗi ngày là rất ít chỉ cần vài miligam/ ngày.

GV cho HS trả lời câu hỏi: cần phối hợp thức ăn như thế nào để có đủ thức ăn cho cơ thể?

GV thông báo cho HS biết: các loại vitamin được xếp vào hai nhóm:

Nhóm tan trong dầu, mỡ: vitamin A, D, E, K.

Nhóm vitamin tan trong nước: vitamin C, B.

GV phân tích cho HS rõ: vitamin tham gia vào cấu trúc của nhiều hệ enzim khác nhau và có vai trò khác nhau đối với cơ thể.

thông tin SGK và thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời.

HS cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung và xây dựng câu trả lời chung.

Các câu đúng: 1, 3, 5 và 6.

Từng HS sửa chữa bài làm của mình theo đáp án chung.

HS nghiên cứu thông tin và bảng 34.1 SGK, nghe giáo viên thông báo giải thích, thảo luận nhóm cử đại diện trả lời câu hỏi. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, đánh giá và thống nhất đáp án chung của cả lớp.

Vitamin tham gia vào cấu trúc nhiều hệ enzim của các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Thiếu vitamin gây rối loạn các hoạt động sinh lý, quá thừa vitamin cũng gây bệnh nguy hiểm. Hằng ngày chúng ta cần phải phối hợp các loại thức ăn có nguồn gốc động vật với thức ăn có nguồn gốc thực vật để đảm bảo vitamin cho cơ thể.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Muối Khoáng:

Gv yêu cầu HS đọc  SGK và nghiên cứu bảng 34.2 SGK để trả lời các câu hỏi trang 110 SGK.

GV giải thích cho HS hiểu rõ: muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần nhiều enzim

GV nghe Hs trình bày câu trả lời, nhận xét và chốt lại.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w