BỆNH VỀ MẮT:

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 118 - 121)

HS nghe GV phân tích, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

Một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác theo dõi, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời.

Bệnh đau mắt hột do vi rút gây nên, dễ lây do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm trong nơi ao tù.

Phòng tránh các bệnh về mắc phải thường xuyên rửa mặt bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn, chậu hoặc tắm chung ao, hồ tù….

3.TỔNG KẾT:

GV cho HS đọc ghi nhớ ở cuối bài.

IV. KIỂM TRA

1.Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ? 2.Tại sao người già thường phải đeo kính lão?

3.Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu, xe xóc nhiều?

4.Nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? 5.Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng trong các câu sau:

a. người cận thị phải đeo kính mặt lồi. b. người cận thị phải đeo kính mặt lõm. c. người viễn thị phải đeo kính mặt lồi. d. người viễn thị phải đeo kính mặt lõm.

6. Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: 1. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là:

a. Do cầu mắt dài bẩm sinh.

b. Do không giữ vệ sinh khi đọc sách. c. Do nằm đọc sách.

d. Cả a và b đúng.

2. Nguyên nhân dẫn đến viễn thị là: a. Cầu mắt ngắn bẩm sinh

b. Do thủy tinh thể bị lão hóa mất khả năng điều tiết. c. Do thường xuyên đọc sách ơ nơi thiếu ánh sáng. d. Cả a và b đúng.

Đáp án: 5.b,c 6.1.d, 2.d

V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:

Học thuộc và ghi nhớ phần cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”.

------

Ngày . . . tháng . . . năm . . .

Tuần:27-Tiết:53

BÀI 51.CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC

A.MỤC TIÊU:

HS xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác, mô tả được cấu tạo của tai, cấu tạo của cơ quan Coocti trên tranh hoặc mô hình.

HS trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh và có kỹ năng phân tích cấu tạo của một cơ quan qua loại tranh phân tích.

HS có ý thức giữ gìn vệ sinh tai.

B.PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, làm việc với SGK, thông báo.

C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:

Tranh phóng to H51.1 –2 SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I.ỔN ĐỊNH LỚP:

II.KIỂM TRA BÀI CŨ:

1.Cận thị là do đâu? Làm thế nào để nhìn rõ?

2.Nêu rõ hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh? ĐÁP ÁN:

1.Cận thị do bẩm sinh, cầu mắt dài, do đọc sách không đúng khoảng cách. Cách chữa, đeo kính mặt lồi

2. Hậu quả của đau mắt hột làm đục màng giác dẫn đến mù lòa. Cách chữa: không dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm.

III.GIẢNG BÀI MỚI:

1.GIỚI THIỆU BÀI: Ta đã nghiên cứu cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thị giác. Vậy cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ các vấn đề trên.

2.CÁC HOẠT ĐỘNG:

TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt Động I: Tìm Hiểu Cấu Tạo Của Tai:

GV treo tranh phóng to H 51.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em chọn các cụm từ thích hợp (ghi trên chú thích) điền vào chỗ trống…để hoàn chỉnh đoạn văn viết về cấu tạo của tai.

GV nhấn mạnh:

-Chức năng của tai ngoài (của vành tai, ống tai và màng nhĩ).

-Chức năng của tai giữa (truyền sống âm từ tai ngoài vào màng cửa bầu)

I. CẤU TẠO CỦA TAI:

HS thực hiện lệnh của GV, trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời. Đại diện một vài nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung và cùng nhau đưa ra đáp án. Thứ tự các chỗ trống: vành tai,ống tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai.

Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

-Tai ngoài gồm vành tai và ống tai. -Tai giữa: màng nhĩ, chuỗi xương tai. -Tai trong gồm 2 bộ phận:

+Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên.

+Bộ phận ốc tai (ốc tai xương, ốc tai màng): trong ốc tai có màng cơ sở trên đó có các cơ quan Coocti chứa các tế bào thụ cảm thính giác.

Hoạt Động 2: Tìm Hiểu Chức Năng Của Tai Trong:

GV yêu cầu HS nghiên cứu  SGK, quan sát tranh phóng to H 51.2 SGK (treo trên bảng) để nắm được chức năng của tai trong.

GV nhấn mạnh:

-Cấu tạo: bộ phận tiền đình, ốc tai (ốc tai màng, ốc tai xương, màng cơ sở…).

-Chức năng: truyền sóng âm và thu nhận cảm giác âm thanh.

II. CHỨC NĂNG THU NHẬNSÓNG ÂM: SÓNG ÂM:

HS nghe GV hướng dẫn, gợi ý rồi trao đổi nhóm để thực hiện lệnh của GV.

Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung để hoàn chỉnh đáp án.

Sóng âm đập vào màng nhĩ, sau khi được chuỗi xương tai khuyếch đại ở cửa bầu thì làm rung động ngoại dịch rồi chuyển sang nội dịch. Các sợi liên kết tương ứng của màng cơ sở cũng rung động và kích thích các tế bào thụ cảm thính giác làm xuất hiện xung thần kinh truyền theo dây thính giác lên vùng thính giác (vỏ não) giúp ta nhận biết âm thanh.

Hoạt Động 3: Tìm Hiểu Vệ Sinh Tai:

GV cho HS tìm hiểu  SGK, trao đổi nhóm để tự rút ra những kiến thức về vệ sinh tai.

Một phần của tài liệu Giáo án sinh 8 chuẩn (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w