III. Vệ sinh hệ vận động:
BÀI 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
A.MỤC TIÊU:
Học xong bài này HS có khả năng:
-Nêu được khái niệm của hô hấp và vai trò của hô hấp đối với sự sống.Xác định được các giai đoạn của quá trình hô hấp.
-Giải thích được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ quan hô hấp. -Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh để chiếm lĩnh kiến thức từ sơ đồ hình vẽ. B.PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, quan sát, làm việc với SGK.
C.PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ:
-Tranh phóng to hình 20.1-3 SGK . D.TIẾN TRÌNH:
II.KIỂM TRA BÀI CŨ: Không kiểm tra. III.GIẢNG BÀI MỚI:
1.GIỚI THIỆU BÀI:
-Hô hấp có vai trò quan trọng đối với thực vật. Vậy hô hấp là gì? Ơ người có những ccơ quan nào thực hiện hô hấp.
Đó là nội dung chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài hôm nay. 2.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp:
GV treo tranh phóng to H 20.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các em đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để thực hiện ∇ SGK.
GV lưu ý trên sơ đồ H 20.1 SGK, đã cho thấy: quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn (sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào).
GV theo dõi sự trả lời của GV, chỉnh lý, bổ sung và giúp các em tự nêu lên đáp án.
I.Khái niệm hô hấp:
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời trước lớp.
Các HS khác nghe, góp ý, bổ sung.
Đáp án:
-Hô hấp cung cấp o xi cho tế bào tham gia vào các phản ứng tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đồng thời thải loại CO2 ra khỏi cơ thể.
-Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở (hay thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
-Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng.
IICác cơ quan trong hệ hô hấp của người và chức năng của chúng:
GV treo tranh phóng to H 20.2-3 cho HS quan sát và cho các em nghiên cứu thông tin SGK để trả lời các câu hỏi của
∇ SGK.
GV lưu ý HS quan sát kỹ các đặc điểm cấu tạo của từng cơ qua: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, 2 lá phổi (có rất nhiều phế nang).
GV theo dõi các nhóm trình bày. Phân tích, bổ sung và hướng dẫn HS nêu ra các câu trả lời đúng.
Các HS trao đổi nhóm rồi cử đại diện trình bày câu trả lời.
Các HS khác theo dõi, nhận xét, góp ý kiến, đánh giá. Dựa vào đáp án đúng của lớp đã được GV công nhận, để sửa chữa, chỉnh lý, các nội dung chuẩn bị của mình.
Đáp án:
-Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày lót bên trong đường dẫn khí. Làm ấm không khí do lớp mao mạch dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản. Tham gia bảo vệ phổi có: lông mũi, chất nhày, lớp lông nhung. Nắp thanh quản đậy đường hô hấp không cho thức ăn lọt vào khi nuốt. Các tế bào lim phô ở hạch amidal, V.A tiết ra các kháng thể vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm.
Đặc điểm cấu tạo của phổi giúp tăng bề mặt trao đổi khí:
-Bao bọc phổi có 2 lớp màng là lá thành dính chặt vào thành ngực và lá tạng dính chặt vào phổi, giữa chúng là lớp dịch mỏng làm Cho áp suất trong đó là âm hoặc không (0), làm cho phổi nở rộng và xốp.
Có tới 700-800 triệu phế nang (túi phổi) cấu tạo nên phổi làm cho diện tích bề mặt trao đổi khí lên tới 70-80m2.
-Chức năng chung của đường dẫn khí: dẫn khí ra và vào phổi: làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại.
-Chức năng của phổi: trao đổi khí giữa môi trường ngoài với máu trong mao mạch phổi.
3.Tổng kết: GV yêu cầu HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và phân biệt được các giai đoạn hô hấp, cấu tạo và chức năng các cơ quan hô hấp.
IV.Kiểm tra:
1.Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể? 2.So sánh hệ hô hấp của người và hệ hô hấp của thỏ? 3.Học sinh làm các câu còn lại trong SGK.
V.Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài. Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. Đọc mục “Em có biết”. - Xem bài tiếp theo.
------
Tuần:11-Tiết:22 Ngày soạn: 26/10/08 Ngày dạy