Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 47 - 49)

52 Phụ lục 3: Danh mục địa

2.1.1.2.1 Mặt tích cực

So vói một số luật thuế TNDN trước đây, luật thuế TNDN 2008 có nhiều quy định về thuế suất ưu đãi mang tính ưu việt vượt trội:

❖ Quy định mức thuế suất ưu đãi 10% và 20% là hai mức ưu đãi hấp dẫn, đơn giản hơn so với 3 mức (10%; 15%; 20% ở luật thuế TNDN 2003), thêm vào đó, thời gian ưu đãi kéo dài (tối đa cho DN quy mô lớn, công nghệ cao và ở những địa bàn đặc biệt cần thu hút đầu tư là 30 năm, suốt thời gian hoạt động đối với Dn hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa) giúp các DN mới thành lập giảm được áp lực về nghĩa vụ thuế, tập trung nguồn vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất.

❖ Phân định rõ địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để có mức thuế suất ưu đãi phù hợp. Nhìn chung, ở những khu vực này, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật kém phát triển, số lượng cũng như chất lượng công nhân còn thiếu và yếu,... Vì vậy, xác định những địa bàn này có ý nghĩa quan trọng trong việc dành mức thuế suất ưu đãi cao hơn những khu vực khác (trong đó khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ có thuế suất ưu đãi cao hơn khu vực có điều kiện khó khăn) nhằm trước mắt là để thu hút đầu tư (thành lập DN mới), tạo điều kiện để các vùng khác nhau thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về mặt kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở các vùng khó khăn, giảm bớt sự di chuyển dân cư quá lớn vào các vùng kinh tế trọng điểm, về lâu dài sẽ giúp các DN có điều kiện ổn định và phát triển sản xuất khi gánh nặng về thuế là không đáng kể.

❖ Ngoài việc phân định khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, luật này còn quy định cụ thể ngành nghề được hưởng thuế suất

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

các nước trong khu vực như Thái Lan hay Singapo cũng như các nước khác trên thế giới. Muốn vậy chúng ta phải khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển, thu hút sự đàu tư của các nước phát triển để không những tranh thủ vốn của họ mà ta còn tranh thủ cả công nghệ cao mà chúng ta chưa có điều kiện để tiếp cận. Để được như thế chúng ta đã có nhiều chính sách ưu đãi để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN trong nước cũng như các DN nước ngoài tại Việt Nam mở rộng sản xuất hay đầu tư vào những ngành nghề rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Mà một trong những ưu đãi đó là chính sách thuế suất ưu đãi thuế TNDN. Nhìn chung những lĩnh vực, ngành nghề được hưởng thuế suất ưu đãi là khá phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hướng phát triển của nước ta trong những năm qua và trong thời gian sắp tới.

về

❖ lĩnh vực xã hội hóa cũng được quan tâm đúng mức, các DN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường cũng thuộc diện được hưởng thuế suất ưu đãi trong suốt thời gian hoạt động. Xây dựng nền giáo dục tiên tiến, khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề, nhằm đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao là đòi hỏi thiết yếu của một nền kinh tế phát triển. Song song đó, nâng cao dân trí và sức khỏe nhân dân cũng là hoạt động thường xuyên mang ý nghĩa tích cực nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đồng thòi kết hợp hài hòa với bảo vệ môi trường là một trong những hướng đi quan trọng của nước ta. Tình trạng ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng báo động của cả thế giới, trong đó có Việt Nam, cải thiện môi trường sinh thái là việc làm bức thiết hiện nay đối với chúng ta. Nhưng do điều kiện còn thiếu thốn, chưa được trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác làm sạch và bảo vệ môi trường. Đe thực hiện mục tiêu đó, cần có không chỉ là ở nội lực của Nhà nước mà còn cần rất nhiều sự đóng góp đầu tư từ nhiều chủ thể có điều kiện khác. Tuy vậy, những ngành nghề trong lĩnh vực xã hội hóa này ít mang tính lợi nhuận nhưng vốn đầu tư lại quá lớn, các nhà đầu tư thường dè dặt khi sử dụng đồng tiền của mình. Do đó, quy định thuế suất ưu đãi cho các DN đầu tư vào lĩnh vực ngành nghề xã hội hóa là rất cần thiết, lọi nhuận tuy thấp nhưng đổi lại nghĩa vụ thuế cũng rất thấp, làm cho các nhà đầu tư thấy rằng mình không bị mất mát quá lớn trong khối lợi

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

nhuận do mình tạo ra, từ đó sẽ làm số lượng DN trong khu vực này tăng lên đáng kể.

❖ Mặt khác nước ta là một nước mà phần lớn diện tích dùng vào mục đích nông nghiệp, vì vậy cần phải khuyến khích nông nghiệp phát triển nhằm khai thác tốt tiềm năng của đất nước. Thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và các quỹ tín dụng nhân dân là hoạt động thiết thực nhất với mục đích trợ giúp phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và hộ nông dân nói riêng. Đây là những cầu nối quan trọng trong tiến trình đổi mới bộ mặt nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Quy định thuế suất ưu đãi đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và các quỹ tín dụng nhân dân sẽ ngày càng tăng tính hấp dẫn cho các lại hình DN này, thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới.

❖ Thực tiễn cho thấy không một DN nước ngoài nào có ý định đầu tư vào nước ta nếu như cùng một khoản lợi nhuận tạo ra, cùng một sự đóng góp cho nền kinh tế nhưng lợi ích được hưởng lại ít hơn DN của nước sở tại. Áp dụng thuế suất ưu đãi chung cho DN, không phân biệt DN trong nước và ngoài nước là một bước tiến quan trọng, xóa bỏ rào cản phân biệt đối xử, thiết lập sự bình đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc thụ hưởng chính sách, từ đó tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 47 - 49)