http://vietnamese.cri.cn/721/2011/12/27/lsl66006.htm [truy cập ngày 27/12/2011].
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
sụp đổ, trong đó Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng 20 tỷ USD trong gói kích cầu để thực hiện ưu đãi thuế cho DN42.
Với mối quan tâm đặc biệt từ Chính phủ và các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng đã nêu 4 nhiệm vụ nhằm tăng cường mức độ ủng hộ đối với DNVVN, trong đó có tăng cường hỗ trợ thuế. Đồng thời, các ban ngành địa phương cũng đề xuất kiến nghị: Tăng mức độ ủng hộ thuế thu nhập, giảm miễn thuế TNDN của DNVVN. Đối với DN tương đối khó khăn, 6 tháng đàu năm có lãi, 6 tháng cuối năm thất thu, khoản thuế thu nhập đã nộp 6 tháng đàu năm nên hoàn trả cho DN để giải quyết vấn đề khó khăn trong lưu chuyển vốn43.
Năm 2009, để tăng khả năng tài chính cho các DNVVN, chính phủ tăng hỗ trợ thuế cho những DN nhỏ có thu nhập chịu thuế dưới 30.000 NDT/năm (khoảng 4.392 USD), công bố quỹ trị giá 1,4 tỷ USD để nâng cấp công nghệ44. Theo Giám đốc Sở Nghiên cứu Tài chính và Kinh tế thương mại thuộc Viện Khoa học - xã hội Trung Quốc Cao Bồi Dũng: trọng tâm của chính sách tích cực mà Trung Quốc áp dụng sẽ chuyển sang "giảm thuế mang tính kết cấu". Ông cho rằng, thông qua cải cách thuế, một mặt có thể ưu hóa kết cấu chế độ thuế, tăng thêm tỷ trọng của chức năng "điều tiết phân phối" trong hệ thống thu thuế, từ đó có thể đạt mục đích rút ngắn khoảng cách giàu nghèo; mặt khác, có thể giảm gánh nặng cho DNVVN, thúc đẩy DN phát triển và tạo thêm việc làm45.
Hồi đầu tháng 10/2011, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra giải pháp mới là hỗ trợ tài chính và tài khóa mạnh mẽ hơn, giúp các DVVVN vượt qua những khó khăn kinh tế hiện tại. Lần cắt giảm diện chịu thuế này là một phần của kế hoạch