82 Khoản 5 Điều 2 Nghị định 101/2011/NĐ-CP
2.2.3.2.3 Một số đề xuất khác liên quan
♦♦♦ DN chỉ được giảm thuế, giãn thuế trong năm này do gặp khó khăn thì năm sau vẫn phải đóng các khoản thuế còn nợ trong năm trước, như vậy thì nghĩa vụ càng nặng hơn. Thực tiễn có nhiều trường hợp DNVVN có số tiền nợ thuế lớn hoặc bị tmy thu thuế với số tiền lớn vượt quá khả năng DN có thể thanh toán một lần khi có khó khăn về tài chính trong ngắn hạn. Xuất phát từ thực tế này, nên việc cho phép DNVVN trả góp tiền thuế - nộp thuế nhiều làn đang được đặt ra và thu hút nhiều sự quan tâm của nhà nhà chức trách cũng như các DN. Theo dự thảo luật Quản lý thuế sửa đổi thì đây cũng là một nội dung được đề cập đến.
Người viết ủng hộ chủ trương này vì nhận thấy được rằng nó rất có ích cho những DNVVN đang đối mặt với khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Thay vì phải nộp thuế một lần thì DN sẽ được chia nhỏ số tiền ấy ra, nộp trong những thời gian nhất định, như vậy thì DN sẽ cảm thấy rất thoải mái khi thực hiện nghĩa vụ của mình, mặc dù đến một thời hạn nhất định phải hoàn thành nghĩa vụ nhưng tâm lý chung sẽ nhẹ nhàng hơn khi DN đã thực hiện xong một phàn nghĩa vụ trước đó. Lợi ích tiếp theo nữa đó là các DN này có thể chủ động hơn trong việc nộp thuế, DN có thể lựa chọn hình thức đóng thuế một lần nếu DN đủ điều kiện và ngược lại DN sẽ đóng thuế nhiều lần nếu điều kiện tài chính
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
không cho phép, tạo điều kiện cho DN tiếp tục hoạt động sản xuất - kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Không những vậy, DN đóng thuế nhiều lần còn giúp DN hạn chế tối đa việc bị cưỡng thuế. Một khi những khó khăn của DN đã được giải quyết do hưởng ưu đãi từ chính sách của Nhà nước, DN sẽ nhận thức được sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền lợi của mình thì tất nhiên DN sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình với tinh thần tự giác cao hom. Tuy nhiên, cần phải chú ý đảm bảo nguồn thu của ngân sách Nhà nước được đầy đủ.
Có ý kiến cho rằng trước đây trong thời chiến những người cầm súng là ❖
anh hùng thì thời bình ai tổ chức làm ăn hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách, nộp thuế nhiều là một hành động anh hùng. Dù có nói yêu nước cỡ nào mà không có hành động cụ thể, không đóng góp một đồng cho đất nước cũng chỉ là nói suông. Một thực tế là tất cả mọi chi tiêu công cộng, ngân sách Nhà nước đều từ nguồn nộp thuế, trong đó có thuế TNDN mà ra. Trong bối cảnh Nhà nước phải sử dụng việc miễn giảm thuế để hỗ trợ DNVVN khó khăn, thì vẫn nhiều đơn vị vẫn nộp thuế đầy đủ, đúng hạn. Chính vì vậy, để nhân rộng những hạt nhân tốt này, chính sách thuế ngoài các biện pháp miễn giảm,hoãn thuế,... thì việc biểu dương, vinh danh những DNVVN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế cũng là một biện pháp không kém phần quan trọng, nhằm động viên các DN phấn đấu hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình, làm cho các DN thấy được rằng thuế vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của mình, và đóng góp ổn định cho nguồn thu ngân sách Nhà nước. Có thưởng thì phải có phạt, đối với những DNVVN không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình sau khi thụ hưởng chính sách ưu đãi về thuế thì Nhà nước cũng cần có những biện pháp xử nặng nhằm răn đe, làm tấm gương cho các DN khác.
2.2.3.2A về xây dựng Luật
Ở Nhật bản từ năm 1963 đã có Luật cơ bản các công ty vừa và nhỏ, thể hiện chính sách mang tính nền tảng đối với các DN này. Ở Trung Quốc, cũng đã có Luật xúc tiến DNVVN 2002, luật này được xây dựng nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của DNVVN, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển và lành mạnh hoá các DN, mở rộng phạm vị giải quyết việc làm ở thành thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Vậy tại sao ở Việt Nam lại không có Luật phát triển DNVVN?
Người viết đồng ý với quan điểm rằng nền lập pháp Việt Nam phát triển chưa cao, để xây dựng một luật nào đó phải hãi qua một chu trình phức tạp, kéo dài và nhiều kinh phí, và thông thường thì thời gian “sống” của luật là không lâu do không theo kịp sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Tuy nhiên không phải vì vậy mà chúng ta không thể ban hành luật phát triển DNVVN, chúng ta hoàn toàn có thể làm được và tất nhiên cũng sẽ chấp nhận việc sửa đổi luật sau một khoản thời gian thành như hiện nay vẫn thực hiện.
Kiến nghị xây dựng Luật phát triển DNVVN
❖
Theo đề xuất của người viết, Luật phát triển DNVVN sẽ có một số nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, xác định được mục tiêu của luật là xây dựng các chính sách cụ thể
nhằm trợ giúp các DNVVN nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất.
Thứ hai, luật càn xác định rõ ràng các tiêu chí phân loại DNVVN mang tính
ổn định, vừa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước ta, vừa phù hợp với tiêu chí của một số nước khác trên thế giới.
Thủ ba, chính sách trợ giúp ngoài bao gồm hỗ trợ về tài chính, mặt bằng sản
xuất, đổi mới nâng cao công nghệ, kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường,... càn bổ sung mới quy định về chính sách ưu đãi về thuế mà các văn bản dưới luật dành riêng cho DNVVN trước đây chưa đề cập đến. Chính sách ưu đãi thuế chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô, đưa ra những quy định làm nền tảng cho việc ban hành các văn bản dưới luật, tuy nhiên phải xác định được mục tiêu trọng tâm, khu vực đối tượng ưu tiên ưu đãi, trong đó chú trọng hơn cho DNVVN ở nông thôn, khu vực miền núi, vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; DN sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ; DN hoạt đông trong một số ngành nghề truyền thống (da giày, dệt may, chế biến thủy hải sản...).
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Thứ tư, luật phải xác định rõ cơ quan có trách nhiệm thi hành luật, đồng thời
phải có cơ chế kiểm tra giám sát, chế độ báo cáo định kỳ kết quả việc thi hành luật trong thực tế.
Trong đó, quy định về chính sách ưu đãi thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1) Việc thiết kế xây dựng chính sách ưu đãi phải chặt chẽ ,minh bạch; 2) Nội dung rõ ràng, đơn giản nhưng phải mang tính ốn định cao; 3) Thực hiện ưu đãi có chọn lọc, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi.
4) Phải khách quan, không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của chủ thể ban hành;
5) Phải đảm bảo tính công bằng;
6) Phải đảm bảo nguồn thu về ngân sách nhà nước;
Vai trò của DNVVN trong nền kinh tế - xã hội nước ta hiện nay là rất quan trọng, sự phát triển của nó mang tầm vóc của cả quốc gia. Vì vậy, xây dựng cho nó một văn bản luật riêng biệt là hoàn toàn hợp lý. Việt Nam đã xây dựng và ban hành rất nhiều văn bản luật khác nhau để điều chỉnh các quan hệ xã hội nên việc ban hành luật điều chỉnh đối tượng DNVVN là hoàn toàn hợp tình. Trên thực tế tính khả thi của luật này là rất cao, vừa tạo nền tảng vững chắc cho việc ban hành các chính sách ưu đãi cụ thể từng thời kỳ phát triển, vừa tạo được niềm tin cho các DNVVN về phía Nhà nước ta và chắc chắn luật này sẽ được các DN sẵn sàng đón nhận.
Trong trường hợp không xây dựng một Luật riêng dành cho DNVVN thì cũng nên cân nhắc đưa vào ở phần ưu đãi thuế trong luật thuế TNDN một chương riêng dành cho DNVVN. Mặc dù thời điểm hiện tại, DNVVN vẫn được thụ hưởng chính sách ưu đãi thuế từ luật thuế TNDN 2008, tuy nhiên ở đây chúng ta cần một chính sách ưu đãi có mục tiêu rõ ràng, minh bạch, đối tượng ưu đãi được xác định có chọn lọc nhằm giúp DNVVN dễ dàng tiếp cận hơn với chính sách ưu đãi dành cho DN mình. Việc đổi lại cho DNVVN một địa vị pháp lý với những chính sách ưu đãi riêng biệt là hoàn toàn xứng đáng với những gì mà các
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
DNVVN đã đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua và đầy hứa hẹn trong tương lai sắp tới.
Như vậy, chính sách ưu đãi về thuế là một trong những chính sách có ý nghĩa
quan trọng đối với DNVVN, tuy nhiên nó lúc nào cũng bao gồm hai mặt: ưu điểm và khuyết điểm nên rất cần “bàn tay vô hình” từ phía Nhà nước, ban hành những chính sách hợp lý, hoàn chỉnh, mang tính khả thi hơn. Đồng thời nó cũng cần phải đặt nó vào trong mối quan hệ tổng hòa với chính sách hỗ trợ về tài chính, tạo thành hai nguồn lực song song cùng “nâng đỡ” DNVVN. Và một chính sách thuế thật sự phát huy được hiệu quả của nó khi mà có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nước - DN và toàn xã hội, như vậy nó mới có thể là “liều thuốc” động viên kịp thời, khẳng định Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, tạo điều kiện, chung sức, cùng chia sẻ vói DN vượt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh.
Nhìn chung, bức tranh tổng thể “Chính sách ưu đãi về thuế đối với DNVVN” đang dần được hoàn thiện, những thành tựu trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Trong thòi gian tới, Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục phát huy những mặt ưu điểm, khắc phục dần những khuyết điểm để chính sách này ngày càng có vị trí quan trọng hơn đối với DNVVN nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
KẾT LUẬN
DNVVN là tế bào năng động cho sự phát triển của nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 nhấn mạnh là đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, để các DNVVN tiếp cận các nguồn lực và thị trường. Để có thể đạt được mục tiêu trên thì vấn đề đặt ra đối với chúng ta hiện nay là cần phải thực hiện những biện pháp cụ thể nào để có thể tháo gỡ những khó khăn trước mắt cũng như có những giải pháp căn cơ trong trung và dài hạn hỗ trợ phát triển DNVVN ở Việt Nam.
Chính sách ưu đãi về thuế cho DNVVN ra đời trong hoàn cảnh đó, giúp giảm bớt một phần gánh nặng của DN, có cơ hội tái đầu tư bằng nguồn thuế được ưu đãi. Bên cạnh những hiệu quả mang lại, trong áp dụng thực tiễn chính sách này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Qua quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra một số đề xuất để khắc phục những tồn tại trên như sau:
- Hoàn thiện quy định về dự báo đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của chính sách sẽ được ban hành, cần có sự quan tâm và đầu tư kinh phí hợp lý hơn nữa trong việc xây dựng chính sách, tạo nền tảng vững chắc cho việc ban hành chính sách, đảm bảo tính kịp thời, phù hợp của chính sách.
- Chính sách ban hành phải xác định trọng tâm, mục tiêu rõ ràng và đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các DNVVN thuộc mọi thành phàn kinh tế với nhau.
- Chính sách phải có từ ngữ rõ ràng, đơn nghĩa, mang tính độc lập cao, ít lệ thuộc vào các văn bản hướng dẫn. Đồng thời các văn bản hướng dẫn đòi hỏi phải thống nhất với nhau, hướng đến mục tiêu, tư tưởng chung của chính sách đã đặt ra.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách thuế để tất cả các DNVVN ở mọi vùng, miền trên cả nước đều có thể tiếp cận với chính sách.
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
- Hoàn thiện cơ chế giám sát và báo cáo kết quả thực tiễn của chính sách, là kênh quan trọng để đánh giá hiệu quả của chính sách trong thực tiễn, từ đó có những biện pháp tích cực để hoàn thiện chính sách.
- Các DNVVN phải chủ động tiếp cận thông tin về chính sách ưu đãi thuế để không mất quyền lợi của mình. Tránh lọi dụng sơ hở của chính sách để hưởng lợi không chính đáng, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước. Đồng thời DN không được thụ động trông chờ vào chính sách ưu đãi mà phải tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng cường tích lũy nguồn vốn hùng mạnh cho DN và đóng góp ổn định hơn cho ngân sách nhà nước.
- Ban hành luật “Phát triển DNVVN” theo những nguyên tắc cụ thể, với những quy định mang tính chất nền tảng, đề ra mục tiêu chung cho việc ban hành chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho khu vực DN này.
- Bổ sung một số đối tượng hưởng ưu đãi trong Luật thuế TNDN hiện hành. Tóm lại, những nhóm giải pháp trên có thể tiến hành đồng thời, những giải pháp đó có thể tiếp tục bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với diễn biến thực tiễn. Xã hội hoá xây dựng cơ chế quản lý để các chính sách của nhà nước hội tụ được nguyện vọng của cộng đồng DNVVN Chính sách ưu đãi về thuế được ban hành kịp thời, với nội dung đúng đắn và phù hợp với thực tế thì hiệu quả của nó sẽ được phát huy tối đa. Hiện nay, theo cam kết gia nhập WTO, quy định giảm các hỗ trợ trực tiếp đang là rào cản lớn để trợ giúp DNVVN thì chính sách ưu đãi về thuế là quan trọng hơn bao giờ hết, vừa là giải pháp giải tỏa tâm lý cho DN, vừa là giải pháp hỗ trợ gián tiếp khéo léo của Nhà nước cho các DN này. Nghiên cứu về chính sách ưu đãi thuế để có cái nhìn khách quan hơn, đúng đắn hơn về bản chất và ưu khuyết điểm của nó là một hành động ý nghĩa, không chỉ riêng thuộc về người viết mà có thể làm nền tảng cho những công trình nghiên cứu khoa học khác sau này. Mặc dù trong luận văn này của mình còn một số hạn chế nhất định, nhưng người viết cũng mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giúp hoàn thiện hơn chính sách ưu đãi về thuế đối với DNVVN ở Việt Nam trong tương lai sắp tới. Đồng thời sau luận văn này, người viết cũng sẽ
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
tiếp tục nghiên để bổ sung những nội dung mà hiện tại người viết chưa hoàn thành được.
Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này, bản thân người viết đã có thêm nhiều kiến thức mới về pháp luật và thực tiễn xung quanh vấn đề nghiên cứu, đồng thời người viết cũng đã đạt được những kết quả mà mình đặt ra trước khi nghiên cứu đề tài. Hy vọng vói đề tài nghiên cứu này của mình, người viết đã đóng góp một viên gạch nhỏ trong việc xây dựng thành công chính sách ưu đãi thuế đối với DNVVN ở Việt Nam nói riêng và nền khoa học pháp lý nước nhà nói chung trong tương lai sắp tới.
Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam