Vũ Đình Ánh: Nhìn lạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 60 - 61)

hiệu quả gói kích cầu đầu tiên,

Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả,

Thòi báo Kinh tế Sài Gòn

Online, ngày 04/12/2009.

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

thuế thu nhập DN khoảng 9.900 tỉ đồng64. Ở gói kích cầu này, mặc dù đã có những ưu đãi về thuế nhưng vẫn chưa đảm bảo được tính khả thi vì đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong thời điểm này là các DNVVN nhưng chính sách thì vẫn chưa có một chế độ nào dành riêng cho chúng mà chỉ quy định một cách chung chung, làm cho các DNVVN khó có thể tiếp cận với ưu đãi.

Chính phủ tiếp tục công bố gói kích cầu thứ hai, gói kích thích này nhằm tránh hụt hẫng cho các DN khi gói kích cầu thứ nhất chấm dứt và kinh tế thế giới cần thời gian để vượt qua khủng hoảng. Nghĩa là, Chính phủ vẫn tiếp sức cho các DN để phục hồi và vượt qua giai đoạn khó khăn. Chính sách về thuế đối với DNVVN vẫn tiếp tục được đặt ra. Cụ thể: kéo dài thời gian giãn thuế TNDN thêm 3 tháng, áp dụng cho các DN sản xuất, gia công dệt may, da giày... để giúp DN giảm gánh nặng thuế do dồn kỳ nộp thuế từ năm 2009. Thu hẹp quy mô gói kích cầu thứ 2 là bước đi họp lý để DN dần dần tự phát huy nội lực trên con đường hồi phục. Rõ ràng, gói kích cầu thứ nhất đã tiếp sức đáng kể cho DN ổn định sức khỏe trong thời kỳ khó khăn nhất và gói kích cầu thứ 2 chỉ làm chất xúc tác tập trung, giúp cho DN ở vị thế dễ tổn thương nhất của nền kinh tế có thể hồi phục vững chắc. Song nếu nhìn một cách toàn diện thì gói kích cầu thứ 2 có thể làm cho các DNVVN đẩy mạnh phát huy nội lực khi mà chiếc phao cứu sinh đã được thu lại phần nào, qua đó nỗ lực hơn để có thể đạt được các mục tiêu trung và dài hạn. DN và ngành nghề nào trong thời gian qua có sự chuẩn bị tốt nhất về tái cấu trúc hoạt động, huy động nội lực cho thời kỳ hậu suy giảm kinh tế và tận dụng được những hỗ trợ của Chính phủ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, sẽ có sức bật tốt nhất trong sự phát triển của mình.

Có thể nói, việc giảm thuế, giãn thuế TNDN đồng nghĩa với việc hy sinh quyền lọi và gánh thêm trách nhiệm của Nhà nước trong hoàn cảnh đất nước có khó khăn. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực có hạn, chúng ta không thể thực hiện giải pháp này đối với tất cả các DN mà cần phải chọn ra những DN khó khăn nhất, những DN có vai trò, vị trí quan trọng, tham gia giải quyết các vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 60 - 61)