Mặt hạn chế và giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 49 - 50)

52 Phụ lục 3: Danh mục địa

2.1.1.2.2 Mặt hạn chế và giải pháp

Bên cạnh những mặt tích cực, quy định về thuế suất ưu đãi thuế TNDN vẫn còn một số mặt hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

❖ Việc liệt kê danh mục ngành đã bộc lộ khuyết điểm lớn nhất là thiếu sót một số ngành nghề như dệt may, giày da, chế biển nông, lâm, thủy, hải sản,... Mặc dù hướng đi lên của nền kinh tế nước ta là một nước công nghiệp, nhưng những nhóm ngành này đã và đang giữ một vai trò cốt yếu trong sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, những DN hoạt động trong lĩnh vực các ngành trên thường là những DN với quy mô nhỏ, ít vốn nên rất cần được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh.

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Vì vậy, người viết kiến nghị nên đưa nhóm ngành nghề truyền thống vào danh sách các ngành nghề được hưởng thuế suất ưu đãi, nhằm khuyến khích sự tăng trưởng các DNVVN trong lĩnh vực này, tạo sự phát triển cân đối giữa nhóm ngành này và nhóm ngành hiện đại. Đưa nhóm ngành này vào danh sách các ngành được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TNDN là hoàn toàn phù hợp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển, vừa khẳng định hướng đi đúng đắn của Nhà nước ta đối sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế.

❖ Thòi gian ưu đãi kéo dài có thể tạo tâm lý chủ quan cho một số DN, chỉ trông chờ vào chính sách ưu đãi thuế từ Nhà nước mà không tập trung phát triển sản xuất. Do đó, điều chỉnh lại thời gian cho DN hưởng thuế suất là cần thiết. Tùy vào điều kiện đặc thù của mỗi ngành nghề và địa bàn cụ thể mà Chính phủ quy định thời gian ưu đãi cho phù hợp, và phải đảm bảo tính phù hợp giữa các yếu tố vừa nêu.

❖ Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định được tính liên tục từ năm đầu tiên DN có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế là chưa hợp lý. Bởi lẽ không có gì đảm bảo rằng tất cả các DN đều làm ăn có lãi từ năm này qua năm khác, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước đang có nhiều bất ổn. Nếu như thời gian thuế suất ưu đãi được tính liên tục như vậy sẽ dẫn đến tình trạng là nhiều DN sẽ bị ảnh hưởng quyền lợi của mình nếu DN đó bị thua lỗ trong một hoặc nhiều năm vì dù không có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi vẫn bị trừ vào quỹ thòi gian được hưởng ưu đãi. Đe phù hợp hơn, người viết kiến nghị sửa đổi lại nội dung của quy định này, cụ thể là

“Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định được tính theo từng năm DN có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế”. Có như vậy thì các DN mới có

thể thật sự thụ hưởng trọn vẹn từ chính sách ưu đãi thuế - thuế suất ưu đãi của Nhà nước dành cho DN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 49 - 50)