Những mặt hạn chế và Giải pháp 2.2.3.2.1 về việc ban hành chính sách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 73 - 77)

82 Khoản 5 Điều 2 Nghị định 101/2011/NĐ-CP

2.2.3.1 Những mặt hạn chế và Giải pháp 2.2.3.2.1 về việc ban hành chính sách

2.2.3.2.1 về việc ban hành chính sách

❖ Thực trạng của chính sách ưu đãi về thuế đối với DNVVN hiện nay đó là số lượng các văn bản ban hành ngày càng nhiều, mỗi năm có hai thậm chí nhiều hơn nữa. Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với DNVVN nhưng

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

không hẳn hoàn toàn mang tính tích cực, mà nó thế hiện sự yếu kém và bất ổn trong việc thiết kế xây dựng chính sách của Nhà nước, và tốn kém rất nhiều kinh phí thực hiện. Mặt khác, việc quá nhiều chính sách được ban hành làm cho việc triển khai chính sách của các cơ quan thuế gặp rất nhiều khó khăn và các DN cũng “rối” trong vấn đề tiếp cận chính sách.

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên cần phải hoàn thiện quy định về dự báo đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của chính sách sẽ được ban hành. Cụ thể là cần quy định đầy đủ và chặt chẽ hơn yêu cầu nghiên cứu chính sách giai đoạn trước khi lập chương trình xây dựng. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về dự báo đánh giá tác động của chính sách, chỉ đưa vào chương trình xây dựng nghiên cứu được chuẩn bị tốt các nội dung. Phải xây dựng chính sách phù hợp với chiến lược và định hướng chiến lược phát triển các ngành kinh tế trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việc xây dựng chính sách cần phải minh bạch, phù hợp với quyền lợi chung và sự phát triển của xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung, không vì quyền lợi cục bộ của một bộ, ngành hoặc một số ít người. Trên cơ sở này, pháp luật thể chế chính sách mới tạo được môi trường pháp lý bình đẳng cho các đối tượng điều chỉnh. Thay đổi cách thức xây dựng và phê duyệt chính sách, đó là công khai, tham vấn, trưng cầu ý kiến của những đối tượng điều chỉnh.

Đồng thòi, cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng. Các cấp có trách nhiệm xây dựng, đề xuất chính sách và các cấp có thẩm quyền phê duyệt chính sách, đặc biệt là các bộ, ngành, càn quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành. Bên cạnh đó, các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng và phê duyệt chính sách cần có sự hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu chính sách nhằm bảo đảm chính sách mang tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng áp dụng.

Có xây dựng chính sách dựa trên những nền tảng này thì chính sách mới ổn định. Tất nhiên, ổn định ở đây không có nghĩa là không thay đổi mà chính sách có thể thay đổi để đáp ứng với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước.

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

❖ Khi văn bản cấp trên về chính sách ưu đãi thuế được ban hành cũng đồng nghĩa vói việc sẽ có văn bản của cấp dưới ban hành theo nhằm hướng dẫn thực hiện văn bản đó của cấp trên. Từ đó cho ta thấy sự phụ thuộc của văn bản cấp trên vào văn bản cấp dưới về phương diện áp dụng thực tiễn, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này đó là một số văn bản được ban hành nhưng nội dung chưa được rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau nên chúng khó được áp dụng tức thời vào thực tế. Việc này không chỉ làm mất tính kịp thời và hiệu quả của chính sách mà còn gây lúng túng cho các cơ quan hữu quan trong việc triển khai chính sách.

Để hạn chế thực trạng này, chính sách ban hành cần phải có nội dung rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, thể hiện tính độc lập của chính sách khi áp dụng vào thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và đối tượng hưởng ưu đãi dễ dàng thực hiện và tiếp cận chính sách.

❖ Một chính sách thuế được xây dựng thành công và ban hành thì không đồng nghĩa với việc chính sách đó có thể thực hiện được trong thực tế, mà cần phải được tuyền truyền phổ biến đến đối tượng được hưởng ưu đãi. Hiện nay việc tuyên truyền phổ biến các chính sách thuế thuộc về bộ phận tuyên truyền thuế ở cơ sở, ở mỗi đơn vị thuế ở địa phương đều đã thành lập bộ phận Phòng tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, nhưng đa số bộ phận này hoạt động không mấy hiệu quả.

Việc tiếp cận với những thông tin về chính sách thuế đối với các DNVVN đang là một khó khăn lớn mà các DN đang phải đối mặt, nhất là các DNVVN ở khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì việc tiếp cận với thông tin càng khó khăn hơn, chính vì vậy vai trò của việc tuyên truyền chính sách thuế là rất quan trọng. Từ đó, cho chúng ta thấy sự cần thiết xây dựng cơ quan tuyên truyền về thuế tiến bộ hơn, với đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao hơn, có tinh thần trách nhiệm, đảm bảo hoàn thành tốt công việc được giao.

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Đồng thòi về phía lãnh đạo cơ quan thuế cũng phải quan tâm, xem xét đến chế độ tiền lương, hỗ trợ chi phí cho cán bộ làm nhiệm vụ tuyên truyền nhằm kích thích họ làm việc năng động hơn, đảm bảo từng chủ trương, chính sách về thuế có thể đến vói các DNVVN. Bên cạnh các diễn đàn cần thiết lập hệ thống thông tin trong nước với hình thức cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi của DNVVN, nâng chất lượng các báo về DN, các trang điện tử, bản tin của các trung tâm hỗ trợ DNVVN ở cấp tỉnh. Mở thêm các đường dây nóng, sử dụng các chuyên gia, công tác viên làm ngoài giờ để tư vấn và cung cấp thông tin cho DNVVN, giúp các DN này hưởng được quyền lợi chính đáng của mình.

Bên cạnh đó, cơ chế giám sát và báo cáo kết quả của các chính sách thuế ❖

trong thực tế vẫn chưa đem lại kết quả khả quan, làm nảy sinh hiện tượng ở một số địa phương đã “xé rào” ưu đãi để thực hiện thu hút đầu tư, gây sự bất bình đẵng giữa các địa phương với nhau, và suy cho cùng đó là “cuộc đua đến kiệt sức”. Ban hành chính sách thuế không phải là việc ban hành rồi thôi kiểu như “đem con bỏ chợ”, mà là một hoạt động phức hợp, là sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động ban hành - giám sát - báo cáo kết quả thực hiện.

Do đó càn phải có một cơ chế giám sát việc thực thi chính sách hiệu quả hơn, việc thanh tra, kiểm tra thường xuyên là hoạt động mang ý nghĩa tích cực, đảm bảo mọi chính sách thuế được ban hành phải được thực hiện đúng và đầy đủ, thống nhất chung ở tất cả các địa phương trên cả nước.

Thêm vào đó, cũng cần có chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ những kết quả đạt được nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, qua đó khắc phục dần những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm của chính sách thuế và hoạt động của cơ quan thuế, có như vậy thì những chính sách ban hành sau mới có thể tiến bộ hơn và hoàn thiện hơn so với những chính sách đã có trước đó. Đe thực hiện tốt hoạt động này, về phía Nhà nước cần thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa các cơ quan hữu quan với cộng đồng DNVVN xung quanh những chính sách thuế đối với các DN này. Qua đó, các cơ quan này có thể lắng nghe ý kiến của các DN về những mặt đạt được, những mặt hạn chế của chính sách thuế, và nguyện vọng của DN, để từ đó tham mưu cho các ban bộ, ngành

Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

trong việc ban hành chính sách sau này. Có sự đồng thuận giữa người ban hành pháp luật và người thực thi pháp luật thì chắc chắn rằng những văn bản quy phạm pháp luật nói chung và những chính sách về ưu đãi thuế nói riêng cho DNVVN sẽ ngày càng được hoàn thiện hom. Mặt khác, việc thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, đối thoại cũng là một hoạt động hữu ích nhằm giúp các DNVVN chủ động hom trong việc nắm thông tin và thụ hưởng chính sách ưu đãi dành cho khu vực DN của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế đối vói doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam (Trang 73 - 77)