5. Cos/kline/yangming 3 65 212.714 Nguồn: Tổng Công ty hàng hải Việt Nam.
2.2.2.1. Vai trò cảng biển đối với phát triển kinh tế Việt Nam
a) Các chính sách và điều kiện phát triển kinh tế tác động đến phát triển cảng biển
Từ năm 1986 đến nay, sự tăng trường nhanh của kinh tế Việt Nam chủ yếu do chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và chính sách thúc đẩy phát triển ngoại thương. Trong giai đoạn 1990 - 1999, xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, ở giai đoạn này sự đóng góp của ngành ngoại
thương đối với GDP tăng lên rất đáng kể, từ 42% của GDP năm 1990 đến 81% GDP năm 1999. Sự phát triển của kinh tế và ngoại thương cũng như của ngành vận tải biển đã tạo tiền đề và điều kiện phát triển, mở rộng thị trường cho cảng biển Việt Nam trong giai đoạn này. Bên cạnh đó chính sách mở cửa cùng với sự chú trọng đầu tư của nhà nước cho hệ thống cảng biển cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà tài trợ rót vốn đầu tư và kinh doanh cảng biển.Hệ thống cảng biển Việt Nam được mở rộng và nâng cấp rất nhiều.
Kết quả của những tác động trên, chỉ trong giai đoạn 1996 - 2002 tổng lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam tăng hơn 3 lần, từ 36,6 triệu tấn năm 1996 lên 103 triệu tấn năm 2002 và sự tăng trưởng này thể hiện rõ hơn cả là tốc độ tăng trưởng rất cao của lượng hàng Container qua các cảng chính trong giai đoạn từ 1996 - 2002 ( Bảng 2.2)
b) Vai trò của cảng biển với phát triển kinh tế ở Việt Nam
Khoảng 80% lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam là do vận tải biển đảm nhận. Như đã nêu ở trên, nếu trong năm 1990, đóng góp của xuất nhập khẩu vào GDP chỉ là 42% thì đến năm 1999 tỷ lệ là 81% GDP. Thêm vào đó là lượng ngoại tệ khoảng 23 tỷ USD do ngành xuất nhập khẩu mang về và tác động trực tiếp, gián tiếp của nguồn vốn này đơn vị nền kinh tế Việt Nam sẽ không thể thực hiện nổi nếu không có hệ thống các cảng biển Việt Nam. Điều này cũng chứng minh và giải thích tầm quan trọng của cảng biển đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và sự lệ thuộc của đất nước đối với việc liên kết vận tải đường biển một cách có hiệu quả với các bạn hàng buôn bán chính (Châu Á - chiếm tới 69% và Châu Âu - 29% về giá trị buôn bán ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 1990 - 1999 ), không kể đến sự đóng góp tài chính của cảng biển đối với ngân sách và số lượng lao động liên quan đến hoạt động cảng biển ngày càng tăng.
Tăng trưởng kinh tế liên quan chặt chẽ đến ngoại thương và việc buôn bán ngoại thương không thể xảy ra nếu không có vận tải đường biển. Do vậy, vận chuyển có hiệu quả với chi phí hợp lý được coi là yêu cầu căn bản của quá trình phát triển kinh tế. Điều này thật hiển nhiên vì chi phí cho cảng biển hiện nay chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng chi phí vận tải đường biển.
Hơn nữa, hiện nay cảng biển được coi như một yếu tố liên kết quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền vận tải. Trong bối cảnh toàn cầu nền kinh tế thì vai trò cảng biển càng trở nên cực kỳ quan trọng.