Các nguyên nhân khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 51 - 53)

- Khối lượng hàng qua cảng (triệu tấn)

2.4.2.5.Các nguyên nhân khác.

d) Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cảng biển Việt Nam.

2.4.2.5.Các nguyên nhân khác.

Ngoài một số nguyên nhân cơ bản gây tình trạng tụt hậu của ngành hàng hải Việt Nam so với khu vực và thế giơí. Còn nhiều yếu tố khác, ở những mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành trong thời gian qua.

a) Điều kiện tự nhiên

Với bờ biển 3.260km, lại nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành hàng hải. Bên cạnh đó, cũng có những bất lợi của điều kiện tự nhiên như: ít có những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu, cảng trung chuyển - một tiềm năng quan trọng để phát triển vận tải Container, vận tải đa phương thức. Những cảng lớn nhất của Việt Nam hiện

nay là cảng Sài Gòn, cảng Hải Phòng chỉ có thể chấp nhận tàu 15.000 - 20.000DWT (với cảng Sài Gòn) và 7.000 - 10.000DWT (cảng Hải Phòng) do bị hạn chế về độ sâu và luồng lạch ra vào cảng.

Nằm gần các cảng Trung chuyển lớn của thế giới tại Singapore, Đài Loan, Hồng Kông... đã được phát triển mấy chục năm nay cũng có những điều bất lợi cho việc thúc đẩy nhanh việc xây dựng phát triển các cảng nước sâu, cảng Trung chuyển ở Việt Nam.

b) Về yếu tố con người.

So với một số ngành khác, đội ngũ công nhân viên và cán bộ quản lý của ngành hàng hải Việt Nam do được tiếp cận với thế giới bên ngoài từ lâu nên nhìn chung có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị vững vàng, năng động, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện các chủ trương đường lối phát triển ngành, đặc biệt thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường. Nhưng mặt khác, cũng tồn tại những nhược điểm rất lớn. Đội ngũ hơn 2 vạn thuyền viên , nhìn chung chưa làm chủ được những con tàu hiện đại, trọng tải lớn, chưa đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết và thể lực yếu, đa số sỹ quan cấp trưởng có trình độ cao đã lớn tuổi. Điều đó là trở ngại cho việc đẩy mạnh xuất khẩu thuyền viên và cho việc phát triển đội tàu hiện đại của Việt Nam trong những năm tới. Đối với cán bộ quản lý chung của ngành cũng như của các doanh nghiệp hàng hải, khả năng tiếp cận, mở rộng thị trường, hiểu biết pháp luật quốc tế, các công nghệ mới hiện đại trong lĩnh vực hàng hải, trình độ ngoại ngữ... nói chung còn nhiều hạn chế, nhất là đối với cán bộ quản lý ở các doanh nghiệp do các ngành khác và địa phương quản lý.

c) Về khai thác nội lực

Ngành hàng hải có nhiều kinh nghiệm trong việc tận dụng khai thác những yếu tố bên ngoài để phát triển ngành như việc vay mua, thuê mua, vay vốn ngân hàng để phát triển đội tàu, nâng cấp cảng biển, liên doanh liên kết nước ngoài... nhưng việc khai thác nội lực bên trong của ngành để tạo đà phát triển (như trong nông nghiệp của Việt Nam) còn chưa đưọc quan tâm đúng mức và khai thác triệt để.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 51 - 53)