- Vận tải biển nội địa 16.500 100 34.240 100 Vận tải hàng XNK 29.0002868.0
K lượng vận chuyển lượng vận chuyển Tỷ lệ đảm nhận (%)
3.3.1.4. Các biện pháp bảo hộ
Nhìn chung, chính sách hàng hải của Việt Nam hiện hành thiên về bảo hộ quyền lợi của chủ tàu, điều này đã được thể chế hoá trong bộ luật hàng hải nước ta. Tuy nhiên các quy định trong bộ luật này còn nhiều mâu thuẫn, tác dụng bảo hộ vẫn chưa phát huy tác dụng lắm.
Hiện nay, ngành hàng hải non yếu của chúng ta đang phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên trước mắt Chính phủ phải đưa ra một số biện pháp bảo hộ để giúp ngành tích luỹ vốn giành thị phần, có thể áp dụng một số các biện pháp tình thế sau:
- Tàu nước ngoài tham gia khai thác thị trường Việt Nam phải xin giấy phép có thời hạn đối với một số loại hàng chính và tuyến đường cụ thể.
- Hạn chế các hãng tàu nước ngoài mở thêm tuyến hoặc đưa thêm tàu vào khai thái thị trường Việt Nam khi mà đội tàu Việt Nam đủ năng lực đảm nhiệm đặc biệt là trong vận vải container.
Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ có thể áp dụng được đối với những nước mà chúng ta chưa ký kết hiệp định hàng hải.
- Không cho phép các tàu nước ngoài trên 20 tuổi đến các cảng Việt Nam. Các công ty tàu biển Việt Nam không được đăng ký hoạt động đối với các tàu trên 15 tuổi mua ở nước ngoài về trong khi đó nếu các hãng tàu đưa tàu già vào khai thác thì tiền cước của họ sẽ thấp hơn của đội tàu biển Việt Nam gấp nhiều, các hãng tàu Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được.
- Không cho phép các hãng tàu nước ngoài khi đưa tàu đến Việt Nam mở các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam để khép kín dịch vụ, khi đưa tàu đến Việt Nam bắt buộc họ phải sử dụng các dịch vụ đại lý tàu biển của Việt Nam chí ít đến năm 2010.
Nếu có được một môi trường kinh doanh thuận lợi các chủ tàu Việt Nam có thể vào kinh doanh, khai thác những con tàu mới đầu tư và dần dần hoà được vốn đầu tư ban đầu. Tuy nhiên đa số những biện pháp bảo hộ trên trái với xu hướng tự do hoá về thương mại, dịch vụ thế giới nên không thể áp dụng lâu dài nhất là khi
chúng ta đã là thành viên của ASEAN, APEC và đang muốn tham gia vào WTO. Vừa qua, để hướng tới một khu vực kinh tế tự do hoá mậu dịch, dịch vụ và đầu tư giữa các nước thành viên, các nước thành viên ASEAN đang từng bước đàm phán ký kết một hiệp định khung về dịch vụ trong đó có dịch vụ vận tải biển. Ký kết hiệp định này, đồng nghĩa với việc mở của thị trường vận tải biển và các biện pháp bảo hộ sẽ không được áp dụng nữa. Việc đi đến ký kết hiệp định khung này chỉ còn là vấn đề thời gian vì vậy, Chính phủ nên giảm dần mức độ bảo hộ cho ngành hàng hải để các doanh nghiệp vận tải Việt Nam làm quen dần với một môi trường cạnh tranh thực sự.