Tuyên truyền cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được lợi ích của việc giành quyền vận tải.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 83 - 84)

- Vận tải biển nội địa 16.500 100 34.240 100 Vận tải hàng XNK 29.0002868.0

h)Tuyên truyền cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu được lợi ích của việc giành quyền vận tải.

giành quyền vận tải.

Song song với các biện pháp hành chính và kinh tế nhằm dành quyền vận tải hàng hoá cho đội tàu biển quốc gia, các doanh nghiệp vận tải biển phải có những hình thức tuyên truyền về lợi ích của việc giành quyền vận tải đối với bản thân doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Việc giành được quyền vận tải rất có lợi đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể chủ động trong việc bảo vệ được quyền lợi của mình. Họ tự lựa chọn người chuyên chở, tự thoả thuận các điều kiện chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu có lợi cho doanh nghiệp. Ví dụ như họ có thể chủ động lựa chọn luật và cơ quan trọng tài xử lý tranh chấp trong hợp đồng vận tải sao cho thuận tiện. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, nếu không giải quyết được bằng hoà giải thì sẽ không gặp khó khăn trong việc kiện ra trọng tài hoặc toà án như là các xung đột qui phạm pháp luật. Nếu để đối tác thuê tàu thuyền chắc chắn họ sẽ phải thoả thuận những điều kiện có lợi cho họ, mà những điều kiện này chắc chắn là không có lợi đối với phía chúng ta, thậm chí có rất nhiều trường hợp ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam (như thuê tàu xấu, ký kết các hợp đồng thuê tàu không chặt chẽ...)

- Nếu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp thuê tàu, họ có thể tiết kiệm được một khoản hoa hồng do phải trả cho bên nước ngoài khi yêu cầu bên nước ngoài thuê tàu hộ. Khi nhường quyền vận tải cho bên nước ngoài (nhập CIF, bán FOB) như hiện nay thì các doanh nghiệp XNK Việt Nam vô hình chung đã để tuột số tiền trên vào tay các chủ hãng nước ngoài. Tất nhiên, các đơn vị kinh doanh cũng đã hạch toán để đảm bảo có lãi nhưng đã là nền kinh tế thị trường thì không thể lãnh phí bất kỳ một khoản tiền nào cho dù là nhỏ. Ngoài ra, việc lựa chọn, thuê một con tàu như thế nào không chỉ ảnh hưởng tới khoản tiền cước mà nó còn liên quan đến cả khoản tiền bảo hiểm phải trả. Tuổi tàu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tiền cước vận chuyển và tỷ lệ nghịch với phí bảo hiểm. Khi chủ động thuê tàu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thể điều tiết, tính toán sao cho thuê được một can tàu có khoản cước, phí tối ưu mà vẫn đảm bảo an toàn cho hàng hoá. Ví dụ, nếu bên Việt Nam bán CFR, có thể thuê tàu già để có cước rẻ, người bán sẽ được lợi...

Nói chung, đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc giành được quyền thuê tàu có rất nhiều lợi ích. Vì vậy, nếu thực hiện công tác tuyên truyền tốt để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thấy được mối gắn kết về lợi ích kinh tế thì họ chắc chắn sẽ rất có ý thức khi ký kếy hợp đồng mua bán ngoại thương. Khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã nhận thức được lợi ích của vấn đề này rồi thì công việc còn lại sẽ thuộc về các doanh nghiệp vận tải Việt Nam, đó là phải cố gắng sao cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn những con tàu thuộc đội tàu biển quốc gia.

Có thể tiến hành tuyên truyền bằng cách:

- Các doanh nghiệp vận tải kết hợp với nhau, có thể có sự trợ giúp của các Bộ chuyên ngành mở các hội nghị, các cuộc toạ đàm với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tại đó, các doanh nghiệp vận tải có thể đưa ra những lý lẽ, bằng chứng thuyết phục để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn tàu Việt Nam chuyên chở hàng hoá cho mình.

- Trong các khoá đào tạo các cán bộ ngoại thương, đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần phải đưa nội dung “lợi ích của việc giành quyền vận tải” vào bài giảng để thay đổi cách suy nghĩ “mua FOB, bán CIF”. Ngoài ra có thể giảng dạy những kỹ thuật trong đàm phán để giành quyền vận tải vì nhiều khi không phải các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không ý thức được mà vì non kém trong khâu đàm phán nên vẫn không giành được quyền thuê tàu.

- Trong các trường đại học đào tạo các cán bộ ngoại thương và kinh tế tương lai cần phải đưa một cách nhìn mới về việc vận dụng các điều kiện Incoterms có như vậy, đến khi thực sự tham gia vào việc đàm phán, ký kết, các cán bộ đó mới không bị ảnh hưởng bởi thói quen “bán FOB, mua CIF” tồn tại lâu nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 83 - 84)