Chú trọng tới việc hỗ trợ ngành tạo nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu và cảng biển.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 60 - 63)

- Vận tải biển nội địa 16.500 100 34.240 100 Vận tải hàng XNK 29.0002868.0

K lượng vận chuyển lượng vận chuyển Tỷ lệ đảm nhận (%)

3.3.1.1. Chú trọng tới việc hỗ trợ ngành tạo nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu và cảng biển.

tàu và cảng biển.

Để phát triển đội tàu Quốc gia, đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư tương đối lớn, không chỉ vậy, việc đầu tư cho đội tàu quốc gia phải được tiến hành đồng bộ với việc đầu tư phát triển cảng biển và các dịch vụ hàng hải... lượng vốn này vượt quá khả năng của ngành, vì vậy nếu không có sự trợ giúp từ phía Chính phủ và các ngành có liên quan ngành hàng hải Việt Nam khó có thể hoàn thành các kế hoạch đề ra. Từ trước đến nay, Chính phủ chỉ chú ý đến việc cấp vốn cho ngành để xây dựng, nâng cấp cảng biển, còn vấn đề đầu tư đóng mới, mua tàu là do ngành tự

xoay sở lấy nên để phát triển theo hướng chuyên dụng hoá chính phủ có thể áp dụng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo vốn cho ngành.

- Chính phủ kết hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chọn lựa và chỉ định 1 ngân hàng thương mại làm đầu mối để huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tài chính trong nước để cho các doanh nghiệp vận tải biển vay tiền đặt cọc và vay mua tàu.

- Chính phủ nên coi việc đầu tư phát triển đội tàu cũng là hình thức đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành vận tải biển, từ đó dành một phần ngân sách đầu tư trực tiếp cho đội tàu quốc gia, đặc biệt là đầu tư vào đội tàu hiện đại có công nghệ tiên tiến.

- Chính phủ có thể cho các doanh nghiệp vận tải vay lại vốn viện trợ với lãi suất ưu đãi trong một thời gian dài, thực ra trong thời gian qua Chính phủ đều dành các nguồn vay ưu đãi, vốn ODA để phát triển cảng biển chứ chưa dành cho phát triển đội tàu.

- Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư những dự án mua tàu có vị trí chiến lược, cấp thiết có giá trị lớn, tuy nhiên việc bảo lãnh của Chính phủ chỉ dành cho những dự án trọng điểm, có tính khả thi cao. Việc bảo lãnh của Chính phủ phải được tiến hành trên nguyên tắc người vay phải trả nên trước khi quyết định đứng ra bảo lãnh, Chính phủ cần phải xem xét kỹ lưỡng dự án, thực lực của doanh nghiệp, kể cả năng lực của cán bộ lãnh đạo, để chắc chắn rằng doanh nghiệp đó có khả năng thanh toán. Trong quá trình thực hiện dự án Chính phủ phải đặc biệt quan tâm đến việc thanh tra, giám sát xử lý kịp thời những tiêu cực phát sinh nhằm đảm bảo hiệu quả của dự án và bảo toàn vốn đầu tư.

Ngoài ra, Chính phủ có thể áp dụng một số biện pháp tạo vốn gián tiếp cho các doanh nghiệp vận tải biển như:

+ Miễn giảm thuế nhu nhập cho các doanh nghiệp vận tải biển. Trong tình hình thị trường vận tải biển khó khăn như hiện nay, Chính phủ nên thực hiện giảm thuế thu nhập, thậm chí có thể miễn thuế đối với một số doanh nghiệp có thành tích kinh doanh tốt nhưng vì một số các yếu tố khách quan của thị trường mà bị thua lỗ trong một khoảng thời gian để các doanh nghiệp có thể tái tạo vốn đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh.

+ Điều chỉnh hợp lý thuế xuất nhập khẩu tàu, lệ phí trước bạ.

Từ năm 1994 đến nay, khi mua tàu và đăng ký sang tên chuyển chủ sở hữu, chủ tàu phải nộp lệ phí trước bạ là 2% và giới hạn mức tối đa là 500 triệu đồng.

Ngoài ra, khi làm thủ tục đăng ký vào sổ đăng ký tào biển quốc gia, tàu lại phải nộp lệ phí đăng ký. Việc như vậy làm chủ tàu phải nộp hai lần lệ phí ở 2 cơ quan khác nhau gây lãng phí thời gian, hơn nữa trong tình hình khó khăn về vốn đầu tư cho đội tàu hiện nay, chỉ riêng việc đăng ký tàu, chủ tàu đã phải nộp hai khoản phí là không hợp lý. Chính phủ trong nghị định về quản lý mua bán tàu biển đã giao cho Bộ tài chính quy định biển phí đăng ký tàu trên cơ sở hợp nhất phí trước bạ và đăng ký tàu biển. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí mua tàu và giảm bớt gánh nặng cho chủ tàu Việt Nam trong việc phát triển đội tàu, mức lệ phí đăng ký cần được qui định ở mức thấp hơn mức phí của 2 loại phí trước bạ và phí đăng ký gộp lại, tức là chỉ nên thu không quá 0,5% giá trị tàu đăng ký.

Về thuế xuất khẩu thì Chính phủ nên miễn thuế xuất khẩu cho chủ tàu khi mua bán tàu biển nước ngoài trong tình hình trước mắt khi mà ngành công nghiệp đóng tàu trong nước chưa đủ khả năng đóng mới và sửa chữa các loại tàu theo yêu cầu. Theo quy định hiện hành, khi mua bán tàu biển từ nước ngoài, chủ tàu phải nộp thuế xuất nhập khẩu là 5% giá trị tài sản, mà giá trị một con tàu là rất lớn, có khi tới vài chục triệu USD nên mức thuế phải nộp tính trên giá trị đó cũng là một con số tương đối lớn. Ví dụ như vừa qua Công ty vận tải dầu khí mua một tàu chở dầu, nếu tính theo mức thuế này thì tiền thuế xuất nhập khẩu phải nộp lên tới 2,1 tỷ đồng. Trong khi tìm kiếm vốn để mua tàu đã khó lại phải nộp một số tiền lớn như vậy thì chủ tàu sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Vì vậy, cơ chế tài chính miễn thuế xuất nhập khẩu tàu biển cần được áp dụng đối với các tàu được phép nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển hơn, đủ sức đóng những con tàu có trọng tải lớn và chuyên dụng thì cần phải chấm dứt cơ chế tài chính này. Ngược lại, lúc đó còn phải nâng cao mức thuế nhập khẩu hơn mức hiện nay để bảo vệ ngành công nghiệp đóng tàu trong nước.

+ Hiệp hội chủ tàu Việt Nam có thể đứng ra phát hiện và chắp nối các hội viên ký kết hợp đồng vay - mượn - thuê mướn hoặc trao đổi, mua phương tiện, trang thiết bị. Tuy không trực tiếp cho vay vốn đầu tư bằng tiền mặt nhưng thông qua cách này các doanh nghiệp vận tải có thể đáp ứng được một số nhu cầu của mình mà không phải tốn ngoại tệ.

Chính phủ cũng có thể đầu tư phát triển đội tàu quốc gia bằng cách đầu tư cho các xí nghiệp đóng tàu biển, đặc biệt là đối với những dự án đóng tàu trọng điểm và hiện đại. Hiện nay có khoảng 87% đội tàu biển viễn dương của chúng ta được đóng ở nước ngoài. Đó là một nguồn ngoại tệ rất lớn, nếu tàu biển được đóng

trong nước thì các doanh nghiệp vận tải sẽ tiết kiệm được nguồn ngoại tệ và xí nghiệp đóng tàu có công ăn việc làm, có thể khuyến khích phát triển ngành đóng tàu trong nước bằng cách: Miễn giảm thuế nhập khẩu các thiết bị phục vụ công nghiệp tàu biển mà trong nước chưa sản xuất được, tích cực tìm các nguồn viện trợ hoặc các khoản vay ưu đãi nước ngoài dành cho lĩnh vực đóng tàu.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam ThS.doc (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w