- Khối lượng hàng qua cảng (triệu tấn)
d) Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với cảng biển Việt Nam.
3.1.1. Xu hướng tự do hoá thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trên thế giới và khu vực.
thế giới và khu vực.
Nước ta nằm trong khu vực các nước Châu Á Thái Bình Dương - một trung tâm kinh tế năng động và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Sự thành công về kinh tế của các nước công nghiệp mới ở khu vực (NIC) và của các nước Thái Lan, Malaysia là nhờ áp dụng thành công chiến lược kinh tế hướng ra bên ngoài, đặc biệt là tạo ra một nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Một đội tàu hùng hậu, hệ thống cảng biển hiện đại, ngành đóng và sửa chữa tàu biển đủ mạnh đã giúp cho các nước này thành công. Với số dân chỉ gần 3 triệu, đội tàu của Singapore là một trong các đội tàu mạnh nhất của các nước ASEAN, cảng Singapore là cảng contaner lớn nhất trên thế giới. Không chỉ thế, Singapore còn có một ngành đóng và sửa chữa tàu hùng hậu. Dịch vụ kinh tế biển mà chủ yếu là GTVT biển Singapore đã mang lại một nguồn lợi lớn cho đất nước. Trong một thời gian ngắn. Trung Quốc cũng đã quy hoạch và phát triển nhanh chóng một hệ thống cảng hết sức to lớn. Riêng cụm cảng Phòng Thành giáp với biên giới nước ta có công suất hàng trăm triệu tấn để phục vụ cho nền kinh tế mở cửa của khu vực. Các nước Hàn Quốc, Philippine, Nhật Bản... cũng rất thành công trong việc phát triển nền kinh tế biển, đặc biệt là GTVT biển.
Việc tham gia vào hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đã mang lại cho nước ta những vận hội để hoà nhập và phát triển, song cũng có nhiều thách thức mới. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang các nước ASEAN là 27%/năm (giai đoạn 1980 -1996) và nhập khẩu là 23%/năm, trong đó Singapore là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Xu hướng này chắc chắn sẽ còn được tăng cường.
Để thực hiện việc tự do hoá thương mại với các nước ASEAN vào năm 2002, nước ta đang đứng trước những thách thức và nguy cơ tiềm tàng. Nếu không có một ngành GTVT biển đủ mạnh, chúng ta sẽ không đủ sức cạnh tranh với các
nước trong khu vực hiện đã đi trước chúng ta về công nghệ và vốn. Nếu không đủ trang thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại sẽ làm kéo dài thời gian giải phóng tàu... chi phí vận tải sẽ tăng cao làm giảm tính cạnh tranh của hàng hoá nước ta trong khu vực, giảm tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước sẽ không được đẩy nhanh.