Những nghiên cứu về phân vùng đất cát ven biển

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát đỏ huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 26 - 28)

c. Tính chất đất cát ven biển

1.2.2Những nghiên cứu về phân vùng đất cát ven biển

Tác giả Phạm Việt Hoa cùng nhóm nghiên cứu đề tài "Điều tra đánh giá hiện trạng về môi trờng sinh thái vùng đất cát và các đầm phá ven biển miền

Trung nhằm chống sa mạc hoá bảo vệ môi trờng phục vụ phát triển kinh tế xã hội" [16], đã đa ra các vùng sinh thái đất cát ven biển các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) theo lát cắt từ bờ biển vào sâu trong đất liền 4 - 5 km chia thành 3 vùng; vùng ngoài (sát biển),vùng giữa, vùng trong.

(1) Vùng ngoài: sát biển thờng gồm các bãi cát, cồn cát di động; khoảng cách từ mét biển vào đất liền khoảng 150 - 200 m. Vùng này tồn tại thực vật chịu gió cát, chịu hạn nh me rừng, mẫu đơn, cỏ lông chông, dứa dại. Các loại thực vật chịu hạn có cơ cấu chống mất nớc nh lá biến thành gai (xơng rồng, vợt gai), lá kim (phi lao) hoặc có bộ rễ dài ăn sâu 1 - 2 m trong cát để hút nớc sinh tồn.

(2) Vùng giữa: tiếp theo vùng sát biển và ăn sâu vào đất liền từ 2 - 3 km hoặc vào sâu hơn. ở Quảng Bình, đây là vùng có cao trình lớn nhất của các cồn cát, đụn cát. Thảm thực vật phi lao tha thớt, cát di động mạnh. Còn ở Quảng Trị đây là vùng trọng điểm về nạn cát bay, cát nhảy, cát chảy. Nhân dân trong vùng cát xây dựng nhiều mô hình nông lâm kết hợp để ổn định cát, cải tạo thành đất trồng. Hệ sinh thái thờng là phi lao, keo tai tợng, tràm bông vàng.

ở Thừa Thiên Huế có đê chắn cát, ngoài đê có hệ thống hồ chứa nớc, nông dân thờng trồng một vụ lúa, một vụ màu hoặc chỉ trồng một vụ màu. Nhìn chung ở các tỉnh miền Trung, vùng giữa là vùng đã có khá đông dân c sinh cơ lập nghiệp. Hệ sinh thái phong phú, các cây trồng nông nghiệp nh lúa, ngô, lạc đậu, da hấu..., cây ăn quả nh xoài, dừa. Nhìn chung ở vùng sinh thái này, nạn cát bay, cát nhảy, cát chảy khá trầm trọng nên hớng phát triển các mô hình trồng rừng, nông lâm kết hợp phải đợc coi trọng.

(3) Vùng trong: là vùng cách bờ biển từ 3 - 5 km trở vào. Đây là nơi tập trung dân c đông đúc, làng mạc trù phú. Cơ cấu cây trồng ở vùng sinh thái này không những phụ thuộc vào địa hình, đất đai mà còn phụ thuộc vào hệ thống sông ngòi kênh mơng tới tiêu. Bởi vì đối với đất cát, việc cấp nớc đủ ẩm

cho cây trồng trong suốt thời kỳ sinh trởng và phát triển là điều kiện hàng đầu. Hệ thống cây trồng nông nghiệp phong phú; vùng đất cát cao hoặc vàn cao th- ờng trồng màu nh cây CNNN, rau đậu. Trên địa hình đất cát vàn, thấp trũng đ- ợc sử dụng để trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản. Cây dài ngày chủ yếu là cây ăn quả các loại nh: xoài, dừa, dứa, thanh long, nho... và cây lấy gỗ nh phi lao, bạch đàn, tràm...

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở vùng đất cát đỏ huyện bắc bình tỉnh bình thuận (Trang 26 - 28)