5.1. Kết luận
Thông qua kết quả đạt đ−ợc chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Lý Nhân đều thuận lợi cho sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm. Đất nông nghiệp của huyện chủ yếu là đất bãi phù sa rất thích hợp với sự sinh tr−ởng, phát triển của cây dâu. Lý Nhân là địa ph−ơng có trình độ dân trí cao, điều kiện kinh tế phát triển, nhân dân có truyền thống trong ngành dâu tằm rất thuận lợi việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng dâu và nuôi tằm.
2. Sản xuất dâu tằm của huyện Lý Nhân còn bấp bênh ch−a ổn định. Tỷ lệ đất trồng dâu/đất nông nghiệp còn thấp mới chỉ đạt >1%. Tính đến năm 2005 huyện Lý Nhân chỉ còn có 5 trong 8 HTX phát triển tốt ngành dâu. Hạn chế chủ yếu là do giá kén không ổn định, năng suất kén còn thấp, trung bình của các HTX chỉ đạt 700 kg kén/ha dâu. Do vậy, hiệu quả sản xuất dâu tằm còn thấp và còn có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm hộ khá, trung bình, yếu do mức đầu t− thâm canh khác nhau.
3. Ngành sản xuất dâu tằm mang lại lợi nhuận cao hơn so với trồng ngô và rau màu (lợi nhuận từ sản xuất dâu tằm đạt 1.064.900 đồng/sào trong khi ngô chỉ đạt 21000 đồng, rau màu là 110.500 đồng/sào/năm). Lý Nhân có nhiều tiềm năng đất nông nghiệp đặc biệt là diện tích đất bãi thích hợp với sinh tr−ởng của cây dâu, nguồn lao động rồi rào (tổng lao động của Huyện năm 2005 là 105.023) rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất dâu tằm. Bên cạnh đó nhà n−ớc và của địa ph−ơng có các ch−ơng chính sách của khuyến khích tạo điều kiện cho ngành sản xuất dâu tằm phát triển.
nhiều hạn chế về cơ cấu giống dâu, giống tằm và do cơ sở hạ tầng còn thấp kém, cơ sở kỹ thuật cho chế biến tơ kén vừa yếu vừa thiếu lại không đồng bộ. Để duy trì và phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm tại huyện Lý Nhân cần đ−ợc thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
- Nhà n−ớc kết hợp với địa ph−ơng cần tăng c−ờng công tác thông tin, tìm kiếm thị tr−ờng, ký kết các hợp đồng với các doanh nghiệp t− nhân chế biến tơ kén để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân với giá hợp lý và ổn định, giúp nông dân an tâm sản xuất.
- Cần chuyển đổi cơ cấu giống dâu địa ph−ơng Hà Bắc là giống có năng suất thấp trung bình 1,5 tấn lá/ha bằng giống dâu VH9 có năng suất cao, ổn định (34,8 tấn lá/ha).
- Coi trọng đầu t− đầu t− thâm canh trong sản xuất dâu, đặc biệt là đầu t− phân bón. Để thu đ−ợc năng suất lá dâu cao trong vụ xuân cần phân N-P-K chuyên dùng cho dâu với l−ợng 120 kg/sào và bón kết hợp với phân chuồng.
- Chuyển đổi cơ cấu giống tằm đang nuôi tại địa ph−ơng, nên đ−a giống tằm TQ vào nuôi ở tất cả các thời vụ trong năm. Bên cạnh đó nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng tránh các bệnh hại tằm.
- Việc đ−a thuốc sát trùng Số 2 vào sản xuất có tác dụng phòng tránh tốt các bệnh hại tằm và cho năng suất kén cao 10,25 kg kén/vòng trứng.
5.2. Đề nghị
Để trồng dâu nuôi tằm đạt hiệu quả cao, phù hợp với thực tế sản xuất tại huyện Lý Nhân, chúng tôi có một số đề nghị sau:
- Thực hiện tốt công tác khuyến nông, phối hợp đồng bộ những giải pháp kỹ thuật: cơ cấu giống dâu, giống tằm, kỹ thuật nuôi và phòng bệnh hại tằm.
xuất thấp, để cho hộ nông dân có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm dụng cụ, thiết bị vật t− cho trồng dâu nuôi tằm.
- áp dụng phổ biến rộng rãi các giải pháp về khoa học và công nghệ cao trong sản xuất dâu tằm và chế biến tơ kén.
Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, nên chúng tôi mới chỉ nghiên cứu đ−ợc một số chỉ tiêu về ngành trồng dâu, nuôi tằm. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các đề tài sau nghiên cứu về những khía cạnh khác trong ngành trồng dâu, nuôi tằm để đề tài đ−ợc hoàn thiện hơn. Đồng thời nên kéo dài thời gian thực tập để thu đ−ợc những kết quả khả quan hơn.