N L TS Dâu tằm CXD TM
4.2.1. Diện tích dâu tằm
Hiện tại huyện Lý Nhân có 5 HTX trồng dâu nuôi tằm với diện tích vào khoảng 122,80 ha. Có khoảng 1.000 hộ tham gia vào nghề trồng dâu, tuy nhiên mới chỉ có khoảng 860 hộ vừa trồng dâu vừa nuôi tằm.
Bảng 4.4. Cơ cấu đất trồng dâu trong diện tích đất nông nghiệp của huyện Lý Nhân năm (2000- 2005) Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005
* Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) 11700,53 11700,53 11697,83 11691,13 11670,13 11597,03
+ Đất bãi (ha) 1.255,40 1.245,70 1.210,20 1.250,60 1.250,80 1.255,50 - Đất bãi trồng dâu. 95,60 102,30 101,30 109,60 114,70 115,80 - Tỷ lệ (%) 7,62 8,21 8,37 8,76 9,17 9,22 + Đất trong đồng (ha) 10445,13 10454,83 10487,63 10550,13 10419,33 10341,53 - Đất trong đồng trồng dâu 5,00 5,00 5,00 5,00 6,00 7,00 - Tỷ lệ (%) 0,04 0,04 0,04 0,04 0,05 0,06
* Tổng diện tích đất dâu (ha) 100,60 107,30 106,30 114,60 120,70 122,80
* Tỷ lệ đất dâu/ đất nông nghiệp (%) 0,86 0,92 0,91 0,98 1,03 1,06
Diện tích dâu tăng giảm, tỷ lệ diện tích dâu/đất nông nghiệp qua các năm là những chỉ tiêu đầu tiên đánh giá xu thế phát triển hay không phát triển của ngành sản xuất dâu tằm.
Nghiên cứu về diễn biến diện tích dâu trong 6 năm gần đây (2000 - 2005) cho kết quả ở bảng 4.4.
Từ số liệu ở bảng 4.4 cho thấy:
- Diện tích dâu có xu h−ớng tăng dần qua các năm: tăng từ 100,60 ha năm 2000 - 122,80 ha năm 2005. Tuy nhiên, tốc độ tăng không nhiều, tăng 22,20 ha sau 6 năm (2000 - 2005).
- Dâu đ−ợc trồng chủ yếu trên đất bãi, ngoài đê sông Hồng, sông Châu. - Tỷ lệ diện tích dâu/ đất nông nghiệp chỉ đạt > 1%.
- Tỷ lệ diện tích dâu/đất bãi (loại đất rất thích hợp trồng dâu) chỉ chiếm < 10%. Nghĩa là sự mở mang phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm của huyện Lý Nhân còn gặp nhiều hạn chế, cần quan tâm nghiên cứu.
Nhìn bảng 4.5 chúng ta thấy: số HTX nông nghiệp trồng dâu, nuôi tằm của huyện Lý Nhân từ năm 2000 đến năm 2005 từ 8 HTX giảm xuống còn 5 HTX, nh−ng diện tích trồng dâu tăng 22,20 ha.
Do giá kén từ 20.000 đồng/kg (năm 1998) đẫ tăng lên > 30.000 đồng/kg (năm 2000) đã đem lại hiệu quả kinh tế trồng dâu nuôi tằm cao gấp 5 - 6 lần trồng lúa, gấp 10 lần trồng sắn. Nông dân khắp mọi nơi đều cho rằng cây dâu là cây xoá đói giảm nghèo, là cây trồng “nuôi con ăn học Đại Học” nên nhiều tỉnh đã phát triển phong trào trồng dâu nuôi tằm rất sôi động. Đơn cử nh− tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng diện tích dâu từ vài trăm ha vào năm 1998 lên 3550 ha vào cuối năm 2001. Huyện Lý Nhân - Hà Nam cũng theo xu h−ớng t−ơng tự . Cuối năm 2001 có 8 xã trồng dâu với quy mô từ 0,8 ha (HTX Nhân Bình) đến 46,10 ha (HTX Hồng Lý).
Bảng 4.5. Diện tích dâu của các hợp tác xã huyện Lý Nhân trong năm (2000- 2005) (Đơn vị tính: ha) STT Năm HTX 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1 An Hà 6,00 6,20 5,40 5,40 6,00 6,00 2 Quan Văn 39,00 40,40 36,00 36,80 38,50 39,00 3 Mai Công 2,60 1,80 - - - - 4 Chân Lý 18,00 20,00 20,00 21,50 26,80 28,10 5 Hồng Lý 32,50 40,00 40,00 42,00 45,80 46,10 6 Nhân Thịnh 2,50 2,90 2,90 3,60 3,60 3,60 7 Th−ợng Vĩ - 1,20 1,20 2,90 - - 8 Nhân Bình - 0,80 0,80 2,40 - - Tổng 100,60 107,30 106,30 114,60 120,70 122,80
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Lý Nhân)
- Sang xuân năm 2002 do nuôi tằm thất bát nghiêm trọng, giá kén hạ còn 15000 - 20.000 đồng/kg nên diện tích dâu có xu h−ớng giảm, nông dân không yên tâm sản xuất dâu tằm.
Tuy nhiên năm sau giá kén lại có xu h−ớng tăng, nông dân ch−a tin vào tính ổn định cho nên từ năm 2004 lại đây huyện Lý Nhân chỉ còn 5 HTX trồng dâu nuôi tằm là: An Hà, Quan Văn, Chân Lý, Hồng lý, Nhân Thịnh.
Nh− vậy, diện tích dâu cụ thể của các HTX đ−ợc trình bày trên bảng 4.5 cho thấy 5 trong 8 HTX ngành dâu tằm đ−ợc phát triển đáng kể .