Hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 76 - 78)

N L TS Dâu tằm CXD TM

4.3.2. Hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm

Cũng nh− nhiều vùng dâu tằm thuộc đồng bằng sông Hồng, dâu tằm huyện Lý Nhân là một nghành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Nếu so sánh sản xuất dâu tằm với các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi khác cũng thể hiện những −u thế của ngành sản xuất dâu tằm. Qua kết quả điều tra và phỏng vấn các hộ nông dân về hạch toán kinh tế chúng tôi thấy nông dân của huyện Lý Nhân trồng ngô, rau (màu) hiệu quả kinh tế thấp hơn so với trồng dâu. Kết quả điều tra, các nông hộ đánh giá cho kết quả bảng 4.10.

Trong các lĩnh vực nghiên cứu trình bày ở bảng 4.9 thì sản xuất dâu tằm là có khấu hao đáng kể. Cụ thể khấu hao đối với sản xuất dâu tằm gồm:

- Khấu hao ruộng dâu vì trồng dâu năm đầu tiên phải chi phí công làm đất, giống dâu, phân bón, mà hơn nữa năm đầu tiên vẫn ch−a cho thu hoạch. Ruộng dâu sau 10 năm mới phải cải tạo trồng lại, vì vậy chi phí đầu t− phải tính khấu hao.

- Khấu hao một số dụng cụ chuyên dụng nh−: đũi, nong, né…các dụng cụ này mua sắm một lần nh− dùng cho 6 năm.

Kết quả ở bảng 4.10 chúng tôi thấy tổng chi cho ngô là 609.000 đồng/sào, màu là 589.500 đồng/sào, trong khi đó tổng chi cho cây dâu là khá cao: 1.935.100 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận do trồng dâu nuôi tằm/sào/năm đem lại lợi nhuận rất cao là 1.064.900 đồng/sào so với ngô là 21.000 đồng và so với rau, màu là 110.500 đồng.

Hạch toán kinh tế theo bảng 4.10 cho thấy: đối với cây dâu trồng 1 năm thu 10 năm sau mới thay giống dâu trồng lại nên khấu hao cho ruộng dâu là 81.600 đồng và khấu hao dụng cụ sản xuất dâu tằm 6 năm phải thay mới một lần, nên khấu hao dụng cụ chuyên dụng là 32.500 đồng (cụ thể thu chi trồng dâu nuôi tằm đ−ợc trình bày ở phần phụ lục).

Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của sản xuất dâu tằm so với cây ngô và cây rau trên đất Lý Nhân năm 2005 (1000đ/sào)

Dâu tằm Ngô Rau (màu)

Loại cây trồng Chỉ tiêu Số l−ợng Đơn giá Tiền Số l−ợng Đơn giá Tiền Số l−ợng Đơn giá Tiền 1. Tổng chi: 1.935,10 609,00 589,50 * K/hao cơ bản 114,10 0,00 0,00 - K/h ruộng dâu: 81,60 - K/h dụng cụ chuyên dụng 32,50 * Chi phí hàng năm 1.821,00 609,00 559,50 - Giống (kg) 120,00 1 25,00 25,00 0,25 20,00 5,00 - P. chuồng (kg) 500 0,30 150,00 650 0,30 195,00 700 0,30 210,00 - Đạm (kg) 50 5,00 250,00 10 5,00 50,00 4 5,00 20,00 - Lân (kg) 80 1,70 136,00 20 1,70 34,00 5 1,70 8,50 - Kali (kg) 10 4,00 40,00 6,50 4,00 26,00 - Thuốc trừ sâu 5,00 5,00 20,00 - Công lao động 58 20,00 1.160,00 13 20,00 260,00 15 20,00 300,00 2. Tổng thu 3.000,00 630,00 700,00 - S.P chính 2.800,00 180 3,50 630,00 700 1,00 700,00 - S.P phụ (cành dâu) 200,00 3. Lợi nhuận - Lãi thuần 1.064,90 21,00 110,50 - MBCR so với ngô 1,79 - MBCR so với rau 1,71

Tại huyện Lý Nhân ng−ời dân có trồng ngô trên đất bãi, nh−ng lãi thuần đem lại rất thấp và lấy công làm lãi là chính. Còn về hoa màu trồng trên đất bãi lợi nhuận có cao hơn trồng ngô, nh−ng do tập quán thói quen của ng−ời dân nơi đây, cộng với thị tr−ờng giá cả không ổn định nên tại Lý Nhân rau màu đ−ợc trồng rất ít. Trồng ngô trên đất bãi lợi nhuận thấp, nh−ng lý do chủ yếu là do tranh thủ lao động d− thừa, nhàn rỗi và lấy thêm l−ơng thực phục vụ cho gia súc, gia cầm…

Kén tằm do nông dân sản xuất ra không gặp khó khăn gì trong khâu tiêu thụ, nh−ng giá kén bán ra không đ−ợc cao vì phải bán qua th−ơng lái. Giá kén nông dân bán ra bình quân 6 tháng đầu năm 2006 giá kén TQ là 45.000 đồng/kg và giá kén (Vk x TQ) là 25.000 đồng/kg, những khi nông dân gặp giá kén trên thị tr−ờng thấp, thu nhập giảm, nông dân không yên tâm sản xuất. Thông qua việc tính toán các số liệu thu thập đ−ợc cho thấy nghề trồng dâu, nuôi tằm hiện tại có tiềm năng đạt hiệu quả cao hơn nhiều loại cây trồng khác trên cùng đơn vị diện tích và cùng loại đất. Vì vậy qua tham dò ý kiến của cán bộ và nông dân đại diện 3 HTX cho thấy: 100% nông dân đã trồng dâu nay vẫn tiếp tục trồng dâu, một số nhỏ (9,5- 13%) nông dân thích nh−ng vẫn còn băn khoăn tác hại bệnh tằm gây thất bát.

Tóm lại: đặc điểm nổi bật của ngành sản xuất dâu tằm là vốn đầu t−

không cao nh−ng thời gian thu hồi vốn nhanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)