Những nghiên cứu của thế giới và trong n−ớc về thâm canh cho cây dâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 38 - 42)

ở một số n−ớc có ngành dâu tằm phát triển sớm nh− Nhật Bản, Liên Xô, Trung Quốc…các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu vai trò, tác dụng của N- P- K đến sinh tr−ởng, năng suất và chất l−ợng lá dâu. Nguyên tố đạm có tác dụng nâng cao hiệu quả quang hợp, xúc tiến sự sinh tr−ởng dinh d−ỡng từ đó nâng cao năng suất, chất l−ợng lá dâu. Nếu thiếu đạm thì trong lá sẽ thiếu protein, cành sẽ nhỏ và ngắn, lá vàng, nhỏ, mỏng và cứng sớm nh− vậy không những sản l−ợng lá thấp mà chất l−ợng lá cũng thấp. Ng−ợc lại nếu bón quá nhiều đạm thì sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa đạm và hyđrat cacbon làm cho cành lá phát triển quá mạnh mà việc hoá gỗ của cành lại chậm, kém dẫn đến tính đề kháng của cây dâu giảm, chất l−ợng lá giảm.

Lân xúc tiến cho lá mau thành thục, nâng cao chất l−ợng lá ngoài ra lân còn xúc tiến sự sinh tr−ởng của rễ, giúp cho cây dâu tăng c−ờng khả năng chịu hạn, chịu rét. Nếu thiếu lân thì hoạt tính của men giảm, gây cản trở hoạt động mô phân sinh làm cho sự sinh tr−ởng của rễ và cành kém.

Kali có quan hệ mật thiết với sự chuyển hoá, vận chuyển, tổng hợp hyđrat cacbon và quá trình trao đổi chất trong cây dâu.

Thành phần N- P- K tuy có tác dụng rất quan trọng đến sự sinh tr−ởng của cây dâu nh−ng mức độ tác dụng của từng yếu tố có khác nhau.

Theo Tr−ơng Tử Minh (1987) [20] nếu ruộng dâu không bón đạm thì năng suất lá giảm đi 60%, không bón lân sẽ giảm đi 9% và không bón kaly sẽ giảm đi 3% so với có bón đủ 3 thành phần N- P- K. Từ kết quả này ông đã đề nghị cần bón theo tỷ lệ N- P- K là 10: 4,1: 5,1.

Theo Hà Khang và cộng sự (1987) [13] khi bón một cân phân đạm thì phải thu đ−ợc từ 50- 70 kg lá dâu thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Theo ông thì đối với ruộng dâu dùng cho tằm kén −ơm tỷ lệ N- P- K là 10: 4: 5. Còn ruộng dâu chuyên dùng cho tằm sản xuất trứng giống thì tỷ lệ là 5: 3: 4.

Kết quả nghiên cứu của Trần Duy Anh (1986) [2] hiệu quả bón đủ 3 thành phần N- P- K sẽ cho năng suất lá cao hơn so với bón đạm là 40%.

Nhật Bản là n−ớc có trình độ kỹ thuật trong sản xuất dâu tằm ở mức cao nhất. Ngay từ thập kỷ 70 họ đã sản xuất phân bón theo hình viên có chứa đủ các thành phần đa, vi l−ợng cho cây dâu dùng cho tằm con, tằm lớn riêng biệt Phân dùng cho ruộng dâu nuôi tằm con có thành phần N- P- K là 6: 4: 5. Còn phân dùng cho ruộng dâu tằm lớn có hai loại: loại số 2 có tỷ lệ là: 10: 4: 5, loại số 3 có tỷ lệ là: 12: 4: 5. Còn loại phân bón dùng cho ruộng dâu vừa mới trồng ở đất khai hoang thì tỷ lệ P- K là 30: 2. Xa- Li- Khốp [31] đã thí nghiệm liều l−ợng phân đạm khác nhau trên nền thí nghiệm đ−ợc bón l−ợng phân lân và kali giống nhau là P = 90 và K = 30kg/ha. Kết quả cho thấy ở loại đất có nhiễm mặn thì chỉ cần bón l−ợng đạm nguyên chất là 180 kg/ha, lân là 90 kg/ha và kali là 30 kg/ha sẽ cho năng suất lá dâu cao nhất tăng 45% so với bón đạm. Nếu bón cao hơn l−ợng phân này thì hiệu quả sẽ không đạt cao.

Tại cuộc Hội thảo dâu tằm tơ thế giới tổ chức tại Li Băng từ ngày 3 - 12 tháng 4 năm 1996 (Tài liệu về Hội thảo Dâu tằm thế giới [18]. Ông Pain (ấn Độ) đã trình bày kết quả nghiên cứu về hiệu quả của phân đạm, lân, kali đến năng suất và chất l−ợng lá dâu. Kết quả cho thấy bón có phối hợp N- P- K thì năng suất lá tăng 22% so với chỉ bón có đạm. Ng−ợc lại chỉ bón có phân lân và kali thì năng suất lá giảm xuống 7% so với chỉ bón có đạm đơn thuần.

Theo FAO [34] cho rằng “trong 3 nguyên tố đa l−ợng, N là nguyên tố có ảnh h−ởng nhiều nhất đến năng suất lá dâu, kali và lân ít có ảnh h−ởng hơn, nó chỉ có tác dụng làm tăng hiệu lực của phân đạm, cải thiện thành phần dinh d−ỡng lá làm tăng phẩm chất lá dâu”.

Từ những dẫn liệu trên đều chứng tỏ rằng việc bón phối hợp 3 thành phần N- P- K sẽ cho tăng năng suất lá cao hơn so với bón đơn thuần đạm.

l−ợng phân vô cơ bón cho dâu ở ấn Độ tuỳ theo từng vùng, điều kiện t−ới n−ớc hay không t−ới n−ớc mà liều l−ợng phân vô cơ bón cho cây dâu có khác nhau.

ở bang Kanakata, trong điều kiện không t−ới n−ớc thì l−ợng phân bón cho cây dâu là: 620 kg phân vô cơ/ha/năm (100N : 50P : 100K). Còn trong điều kiện có t−ới n−ớc thì l−ợng bón là 1400 kg/ha/năm (250N : 100P : 100K). ở vùng Kassmia thì công thức bón phân vô cơ cho cây dâu là 2000 kg Ure/ha/năm (300N : 150P : 200K).

ở bang Tarnataka số lần bón phân N – P - K cho cây dâu tuỳ theo điều kiện canh tác mà liều l−ợng, số lần bón khác nhau. Trong điều kiện không t−ới, l−ợng phân N - P - K bón cho dâu làm 2 lần: lần 1 bón 50kg N - 50kg P - 50kg K cung với phân hữu cơ. Còn lần 2 bón l−ợng phân N - P - K còn lại (50kg N/ha). Còn trong điều kiện có t−ới n−ớc l−ợng phân N - P - K (250N- 100P - 100K)/ha đ−ợc bón làm 4 lần trong năm.

ở Trung Quốc phân N - P - K bón cho dâu th−ờng chia làm 4 lần trong năm vào các mùa:

Mùa xuân bón 25 - 30% l−ợng phân bón Mùa hè bón 35 - 40% l−ợng phân bón Mùa thu bón 15 - 20% l−ợng phân bón Mùa đông bón 10 - 15% l−ợng phân bón

Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu dâu tằm Quảng Đông (Trung Quốc) thì thời điểm bón phân liên quan chặt chẽ tới năng suất lá trong năm, năng suất, chất l−ợng kén tơ, trứng giống. Khi bón ở 18 kg N thì năng suất lá dâu/1kg N là 98,2 kg. Khi tăng lên 36 kg N thì năng suất lá dâu/1 kg N chỉ là 63,7 kg.

Ngành sản xuất dâu tằm tơ Việt Nam có từ lâu đời nh−ng công tác nghiên cứu về cây dâu và con tằm chỉ mới bắt đầu từ năm 1964. Suốt trong

thời gian qua công tác nghiên cứu về dâu tằm chủ yếu tập trung và chọn tạo giống dâu mới. Các lĩnh vực về kỹ thuật, trong đó có chế độ bón phân cho cây dâu nghiên cứu còn rất ít, chủ yếu mới nghiên cứu về hiệu quả của phân ure. Việc nghiên cứu xác định tỷ lệ N - P - K thích hợp cho các loại đất, cho ruộng dâu nuôi tằm kén giống, kén −ơm ch−a đ−ợc chú ý, đặc biệt là việc xác định liều l−ợng N - P - K tối đa cho cây dâu cũng ch−a đ−ợc nghiên cứu. Hiện nay, việc sử dụng phân khoáng cho cây dâu vẫn ch−a theo một tỷ lệ N - P - K thích hợp nào. Đặc biệt rất ít bón phân kali nên lá dâu mỏng nhiều n−ớc tằm ăn dễ bị bệnh và lá dâu kém dinh d−ỡng không đảm bảo nuôi tằm cho năng suất, chất l−ợng tơ kén và trứng giống tốt.

Từ đó cho thấy rằng việc nghiên cứu chế độ phân bón cho cây dâu là vô cùng cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên để đạt năng suất cao, chất l−ợng lá dâu tốt và tăng hiệu quả sử dụng phân bón thì phải bón phân hợp lý, cân đối theo từng giai đoạn sinh tr−ởng và yêu cầu của cây dâu. Điều đó không có nghĩa giúp cho ngành Dâu tằm tơ có cơ sở khoa học để đầu t− và phát triển ngành một cách có hiệu quả mà còn giúp cho nông dân thay đổi hẳn một số tập quán canh tác lâu đời, nhằm nâng cao hiệu quả của đồng vốn đầu t− và tăng hiệu quả thu nhập thông qua tăng chất l−ợng sản phẩm.

Kết quả điều tra ở nhiều vùng sản xuất dâu tằm tơ cho thấy có nhiều nguyên nhân phát sinh bệnh hại tằm, trong đó có nguyên nhân là do chất l−ợng lá dâu kém vì bón phân vô cơ không cân đối, trên 90% nông dân không sử dụng kali bón cho cây dâu, trên 50% bón phân lân nh−ng với l−ợng rất ít (400kg/ha). Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm dâu tằm tơ Trung −ơng phối hợp với Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng. Liều l−ợng bón phân th−ờng áp dụng cho vùng đồng bằng sông Hồng nh− sau: đối với ruộng dâu chuyên dùng cho tằm kén −ơm bón theo tỷ lệ N - P - K là 18 - 9 - 9 hoặc 18 - 4,5 - 4,5, ruộng dâu chuyên dùng cho sản xuất trứng giống bón theo tỷ lệ 18 - 10 - 10 hoặc 18 - 7 - 7. Liều l−ợng bón tuỳ theo từng loại đất và mức

độ thâm canh. Với loại đất phù xa cổ ở Thái Bình có thể bón từ 2000 - 3000 kg phân N - P - K/ha. Số lần bón chia ra 5 - 7 lần trong năm, sử dụng bón phối hợp N - P - K cho cây dâu có tác dụng nâng cao năng suất, chất l−ợng lá và hạn chế sâu bệnh. Đối với vùng Tây Nguyên nuôi tằm lấy kén −ơm nên bón N - P - K theo tỷ lệ 2 : 1 : 1(240N, 120P205, 120K20) hoặc tỷ lệ 5 : 3 : 4 (240N, 144P205, 192K20) trên nền phân chuồng 20m3, bón N - P - K theo tỷ lệ và liều l−ợng này cho thấy có tác dụng nâng cao sức sống tằm nhộng và năng suất, chất l−ợng tơ kén, nếu bón N - P - K theo tỷ lệ 5: 3: 4 (240N, 144P205, 192K20) trên nền phân chuồng 20m3 còn phù hợp cả với mục đích nuôi tằm lấy kén giống, ngoài tác dụng tốt nh− trên, nó còn nâng cao số l−ợng trứng đẻ/ổ và tỷ lệ trứng thụ tinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 38 - 42)