Để nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm, các quốc gia đều có xu h−ớng chuyển sang ph−ơng thức nuôi tằm nhiều lứa trong năm. Từ thực tế này đặt ra cho các nhà chọn giống cần chọn ra giống tằm thích hợp cho từng mùa vụ nuôi tằm.
Một số nguyên nhân quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất dâu tằm của Nhật Bản là việc không ngừng cải tiến giống tằm. Vì thế sau gần 40 năm nghiên cứu để cải tạo giống tằm, chất l−ợng kén giống đã tăng lên rõ rệt. Giống tằm cũ tr−ớc đây chỉ có tỷ lệ vỏ kén là 10%, độ dài tơ đơn là 500m (Nguyễn Văn Long) (1995) [17].
ở Triều Tiên, do biên độ nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch nhau khá lớn nên giống tằm sử dụng trong năm phân ra các nhóm sau: vụ xuân nuôi giống tằm độc hệ, vụ hè nuôi giống tằm đa hệ, vụ thu nuôi giống tằm l−ỡng hệ (Petkov, 1995).
Trung Quốc đ−ợc coi là cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm. Công tác nghiên cứu, chọn lọc, bồi dục, lai tạo giống tằm đ−ợc tiến hành theo một tổ chức chặt chẽ từ Trung −ơng đến địa ph−ơng. Vì thế giống tằm luôn đ−ợc đổi mới, nâng cao cả về chất l−ợng và sức sống. Năm 1965 một loạt giống tằm mới đ−ợc thay thế giống cũ bằng con đ−ờng nhập nội giống và tuyển chọn nh−
giống Trấn 1 x Trấn 2, Trấn 3 x Trấn 4, Tô 16 x Tô 17, Tứ Xuyên 1 (giống dùng ở vụ xuân) và giống 306 x Hoa 10, 142 x Tô 12, Triết Giang 2 x 603 (giống dùng ở vụ hè thu, Zhen Ke Pinh, 1991). Từ đó cho đến nay Trung Quốc đã qua 6 lần thay đổi giống. Do đặc điểm khí hậu ở Trung Quốc giữa các vùng có sự sai khác nhau rất lớn nên tuyển chọn giống cho mỗi vùng cũng có khác nhau. Đối với tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây giống tằm phổ biến nhất hiện nay là giống L−ỡng Quảng số 2, vụ hè nuôi giống Hạ hiệp số 1 (Ly Bao Vu, 1994).
Từ năm 1965 giáo s− Lê Văn Liêm và các cộng sự đã lai tạo thành công các giống tằm l−ỡng hệ Việt Nam là 7042, 621, 618, 620. Các giống tằm l−ỡng hệ này thích hợp nuôi trong vụ xuân và vụ thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, chiều dài sợi tơ từ 600 - 800 mét và năng suất kén ổn định đạt 8 - 10 kg/vòng trứng. Vùng ven biển miền Trung nh− Quảng Nam, Đà Nẵng cặp lai tam nguyên giữa giống 79 x (644 x 621) đã biểu hiện ra sự thích ứng với điều kiện nóng khô và cho năng suất ổn định. Vùng cao nguyên Lâm Đồng có khí hậu quanh năm mát mẻ nên cặp lai giữ giống tằm nhập nội 157K x 621 là trội hơn cả với chiều dài tơ đơn là 1200 mét.
Từ năm 1976 trở đi chúng ta không phải nhập trứng giống của n−ớc ngoài mà chủ động sản xuất ở trong n−ớc. Các nhà chọn tạo giống tằm Việt Nam đã đ−a ra sản xuất nhiều giống tằm mới thích hợp cho các vùng khí hậu khác nhau trong phạm vi cả n−ớc. Đó là giống tằm A9, A10, A14, N12 và N16 nuôi vào đầu vụ xuân và cuối vụ thu (Lê Văn Liêm và Lâm Mộng Hùng, 1979), (Đặng Đình Đàm, 1994); cặp lai 79 x QĐ88 đ−ợc sử dụng rộng rãi vào mùa hè thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định (Nguyễn Thị Nam Anh, 1983), giống BL và 4792 thích ứng đ−ợc với điều kiện nóng ẩm ở đầu mùa hè nên đ−ợc nuôi ở các vùng đồng bằng sông Hồng (Phạm văn V−ợng, 1995) [29], giống TN10 và BV1 thích hợp nuôi vào mùa khô ở Tây Nguyên (Tô Thị T−ờng Vân, 1997) [28] .
Trong những năm qua chúng ta đã nhập nội giống tằm L−ỡng Quảng số 2 đ−a vào nuôi ở một số vùng sản xuất dâu tằm. Kết quả cho thấy tuy giống L−ỡng Quảng số 2 có −u điểm về phẩm chất kén, nh−ng cũng chỉ nuôi đ−ợc ở đầu vụ xuân và vụ thu. Nh− vậy ở n−ớc ta khoảng thời vụ nuôi đ−ợc giống tằm này là rất ngắn.