nghiên cứu tập trung nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, triệu trứng của bệnh, ph−ơng pháp phòng trị và các ứng dụng bệnh hại tằm trong đấu tranh sinh học phòng trừ sâu róm thông, sâu tơ hại rau...trong cuốn bệnh tằm năm 1982 tác giả Nguyễn Huy Trí cho biết.
Năm 1941 Henderson đã tìm thấy vật thể lạ trong máu tằm bị bủng toàn thân, ông gọi là thể bao hàm. Năm 1907 một nhà bác học ng−ời Đức đã nhuộm màu đ−ợc thể bao hàm này bằng giemsa và thấy rằng tác nhân gây bệnh này nhỏ hơn vi khuẩn rất nhiều. Năm 1912 cũng ông là ng−ời quan sát thấy tác nhân gây bệnh tồn tại ở hình dạng nhất định có kích th−ớc lớn, có 4 đến 6 cạnh. Ông gọi đó là thể đa giác bệnh. Các nghiên cứu về sau đầy đủ hơn đã khẳng định tác nhân gây bệnh chính là Virus. Năm 1947 Glasae đã chính thức quan sát đ−ợc d−ới kính hiển vi điện tử hình dạng của virus. Năm 1956, các nhà khoa học Liên Xô đã xác định đ−ợc trong thể đa giác bệnh có từ 15 - 20 virus ở dạng tiềm ẩn.
Theo M. Mancher khi nhiệt độ trên 270C và d−ới 140C, ẩm độ cao bệnh có điều kiện xuất hiện, đời sau dễ mẫn cảm với bệnh. Theo Yamafufi thì sự xuất hiện của các virus thể hạch là do d−ới tác động của nhiệt độ nuôi bị thay đổi đột ngột, không khí không l−u thông, hoặc ngộ độc formalin.
Từ các nghiên cứu cơ bản trên, các nghiên cứu sau đã mô tả chính xác triệu chứng bệnh, sự biến đổi bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể tằm. Nghiên cứu con đ−ờng truyền nhiễm của bệnh, cơ chế xâm nhập của virus. Theo Paradana, virus gây bệnh tồn tại trong phôi trứng là do mẹ truyền sang. Ngoài ra bệnh còn lan truyền qua nguồn thức ăn, qua vết th−ơng trên da.
Năm 1835, nhà bác học ng−ời ý phát hiện ra bệnh tằm vôi, đồng thời ông mô tả về bệnh, đ−a ra biện pháp phòng trừ, khả năng sử dụng nấm này vào phòng chống sinh học. Năm 1892 Tangl đã ứng dụng phun bào tử nấm vôi để tiêu diệt sâu bọ nẹt táo. Năm 1949 Dresiver ứng dụng nấm này phòng trừ
rệp hại thông. Tiệp Khắc, Ba Lan, Pháp, Trung Quốc đã nghiên cứu ứng dụng rộng rãi loại nấm này trong phòng trừ sâu hại trong nông lâm nghiệp.
Theo Nguyễn Huy Trí 1998 hiện nay đã xác định đ−ợc 20 loại nấm gây hại tằm, trong đó nấm gây bệnh cứng trắng có tên là Botrytis bassiana Balsamo là gây bệnh chính và nguy hiểm nhất. Qua các nghiên cứu, ng−ời ta đã phân loại đ−ợc từng loại nấm gây bệnh tằm, sự phát sinh phát triển của nấm, điều kiện cần cho sự sinh tr−ởng và phát triển của nấm và sự tối −u cho sự xâm nhập vào cơ thể tằm, các biến đổi về bệnh lý ở tằm, sự truyền nhiễm và sức chống chịu của nấm, ph−ơng pháp phòng bệnh.
ở Liên Xô (cũ), Bungaria, Nhật Bản, Trung Quốc, tằm chết do bệnh vi khuẩn th−ờng chiếm từ 20 - 40% trong tổng số bệnh hại. Hiện nay, nhờ công tác chọn tạo giống tằm và cải tiến kỹ thuật nuôi nên mức độ thiệt hại chỉ còn d−ới 10%.
Kết quả nghiên cứu của Liu-Xi-Kang, Lu-Yun-Lian, Sharada, Ucakoba, Wen-Ming-Lu cho thấy sự phát sinh phát triển của bệnh vi khuẩn đ−ờng ruột ở tằm phải có hai điều kiện sau:
- Thể chất tằm yếu do trong quá trình nuôi bị tác động của nhiệt độ, ẩm độ bất lợi hoặc do tằm bị đói, chất l−ợng lá dâu kém. Điều đó làm cho quá trình trao đổi chất giảm, chức năng sinh lý bị phá vỡ dẫn đến khả năng diệt khuẩn bệnh của dịch tiêu hoá ở tằm yếu đi.
Vệ sinh sát trùng không tốt, nguồn vi khuẩn gây bệnh từ môi tr−ờng xâm nhập vào trong cơ thể tằm. Các nhân tố này chi phối 37% kết quả lứa tằm.
Còn Yang-Da-Zheng đã phát hiện thấy trong dịch tiêu hoá của tằm có chất kháng khuẩn là ASP có tác dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn. Qua thí nghiệm ông đã chứng minh tằm ăn lá dâu ở vụ xuân thì hoạt tính của chất ASP trong ruột tằm có tính kháng khuẩn cao, còn lá dâu ở vụ hè và vụ thu thì tính kháng khuẩn thấp. Đặc biệt tằm ăn lá dâu đã qua bảo quản thời gian dài thì chất ASP hầu nh− không có hoạt tính.
Nghiên cứu ảnh h−ởng của nhiệt độ cao ở thời kỳ ấp trứng tằm đã đ−ợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nh− Gersenjon, Verbinckai, Karpov, Aliev, Sakai. Theo các nhà nghiên cứu trên, trứng tằm ấp ở nhiệt độ 29,50C là cơ hội để phát sinh bệnh vi khuẩn đ−ờng ruột. Vì thế nên đảm bảo điều kiện ấp trứng là 250C và ẩm độ là 80 - 85%.
ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Lê Văn Liêm, Lê Thị Kim, Phạm Văn V−ợng, Đặng Đình Đàm, Tô Thị T−ờng Vân, Nguyễn Thị Đảm, Lê Mậu Tuất, Nguyễn Huy Trí đều khẳng định tỷ lệ nhiễm bệnh của tằm ngoài các yếu tố nh− nguồn bệnh, thức ăn, khí hậu…còn phụ thuộc vào giống tằm, giai đoạn phát dục và giới tính của tằm. Theo các nhà khoa học trên, nếu xét về hệ tính thì giống tằm đa hệ khoẻ hơn giống l−ỡng hệ và giống l−ỡng hệ khoẻ hơn giống độc hệ. Trong cùng một nguồn bệnh nếu tằm nhỏ nhiễm thì tỷ lệ tằm bị bệnh cao hơn khi tằm lớn nhiễm bệnh. Giai đoạn tằm ăn yếu tỷ lệ bệnh cao hơn thời kỳ tằm ăn khoẻ. Theo giới tính: tằm đực bao giờ cũng có sức đề kháng cao hơn tằm cái, các giống tằm có trọng l−ợng vỏ kén nặng thì giống đó mẫm cảm với bệnh đa giác thể và bệnh vi khuẩn hơn so với giống có trọng l−ợng vỏ kén trung bình. Từ nhận xét này mà các nhà tạo giống đã chọn ra các giống tằm có sức sống cao, năng suất chất l−ợng tốt, chống chịu tốt với bệnh hại và điều kiện bất lợi.
Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Bảo Lộc từ năm 1994 -1996 đã nghiên cứu và sản xuất thành công thuốc Papzol - B phòng trừ bệnh tằm vôi rất hiệu quả. Từ 1994 -1996 Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ Bảo Lộc đã nghiên cứu tính kháng bệnh vôi của một số giống tằm trong tập đoàn giống tại Bảo Lộc, đã kết luận về tính kháng bệnh vôi của những giống là nguồn lai tạo chính trong sản xuất trứng giống hiện nay.