Chế độ chăm sóc dâu, nuôi tằm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 71 - 74)

N L TS Dâu tằm CXD TM

4.2.3.Chế độ chăm sóc dâu, nuôi tằm

Hiện tại có nhiều giống dâu khác nhau đang đ−ợc trồng tại các HTX, cụ thể là các giống: dâu Đa Thái Bình, dâu Duối, dâu Hà Bắc, VH9, trong đó chỉ có giống VH9 có tiềm năng cho năng suất cao. Nông dân nhận thức, thực hiện quy trình kỹ thuật không triệt để nên kết quả một số bãi dâu An Hà, Nhân Thịnh trồng quá th−a, cây chết nhiều do chất l−ợng hom, trồng nông, trồng hom nằm nên dâu bị chết hạn dẫn đến đồng dâu loang lổ chỗ tốt, chỗ xấu. Nông dân ch−a quan tâm đến việc thâm canh dâu, không có phân bón lót hoặc chỉ có ít phân chuồng (0 kg - 300 kg - 500 kg/sào). Nhiều HTX nông dân không khai thác lá triệt để nh− ở Quan Văn, Chân Lý… để lá già, lá quá lứa, nhiều cành tăm làm kìm hãm dâu sinh tr−ởng, năng suất thấp. Hàng năm đốn dâu một lần vào tháng 11 - 12 d−ơng lịch và nông dân ch−a có kinh nghiệm l−u đông đốn hè, gum dâu hoặc đốn cả đông và cả hè. Các bệnh hại dâu th−ờng xuất hiện là gỉ sắt, đốm nâu nh−ng mức hại không đáng kể. Về năng suất dâu, những bãi dâu tốt ở Hồng Lý, Chân Lý có thể đạt năng suất cao 25 - 30 - 35 tấn/ha/năm, trong khi nhiều bãi dâu xấu, giống xấu ở các HTX khác chỉ đạt năng suất khoảng 10 - 15 - 18 tấn/ha/năm. Riêng năm 2005 do nắng nóng, hạn kéo dài đã làm ảnh h−ởng lớn đến năng suất và chất l−ợng lá dâu. Từ đó chúng tôi điều tra thực trạng về cơ cấu đất trồng dâu trong diện tích đất nông nghiệp của huyện Lý Nhân.

* Đốn dâu:

- Tạo cho cây có bộ khung cành hoàn chỉnh để tăng năng suất và chất l−ợng lá. - Thuận tiện cho việc thu hoạch lá

suất mùa hè, tăng năng suất lá ở vụ xuân, thu.

- Hạn chế sự ra hoa quả cho cây dâu và sâu bệnh hại phát sinh.

Nông dân Huyện Lý Nhân chỉ áp dụng một phong tục tập quán đốn sát ở vụ đông tiến hành vào trung, hạ tuần tháng 12. Ph−ơng pháp đốn là đốn sát: sau khi đốn thân cây vừa bằng mặt đất. Ph−ơng pháp này rất phù hợp với sinh lý của cây dâu, ít hại đến cơ năng sinh lý nh−ng do n−ớc lũ th−ờng lên cao vào tháng 7, 8 nên nông dân đốn dâu đông để hạn chế n−ớc ngập.

* Làm cỏ:

Cỏ dại có khả năng sinh sản rất nhanh và có sức chống chịu rất tốt, nên nó rất dễ dàng lan rộng. Ruộng dâu có nhiều cỏ dại không chỉ có tranh chấp dinh d−ỡng và n−ớc trong đất, mà còn ảnh h−ởng đến độ thoáng và là nơi trú ẩn của nhiều loại sâu hại. Vì vậy phải kịp thời trừ cỏ dại mới phát huy hiệu quả của phân bón.

Thời kỳ và số lần trừ cỏ tuỳ thuộc vào thời tiết, khí hậu và quy luật sinh tr−ởng của cỏ. Nói chung nông dân Lý Nhân một năm trừ cỏ cho cây dâu từ 3 - 5 lần.

Làm cỏ vụ xuân thực hiện tr−ớc khi cây dâu nẩy mầm để kịp thời diệt những cỏ của năm tr−ớc còn lại và cỏ mới nẩy mầm trong năm.

Làm cỏ ở vụ hè làm cho ruộng dâu thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ cao cho nên cỏ dại có điều kiện phát triển. Vì vậy làm cỏ kịp thời là rất quan trọng.

Làm cỏ ở vụ thu là cỏ bắt đầu ra hoa kết hạt. Vì vậy phải làm cỏ tr−ớc khi cỏ kết hạt để tránh sự lây lan của cỏ trong năm sau.

Ph−ơng pháp làm cỏ có thể tiến hành bằng thủ công hoặc sử dụng một số loại thuốc trừ cỏ.

* Bón phân:

Kết quả điều tra ở nhiều vùng sản xuất dâu tằm tơ cho thấy trên 90% nông dân không sử dụng phân bón kali cho cây dâu, trên 50% bón phân lân nh−ng với l−ợng rất ít (400 kg/ha).

Chúng tôi điều tra tại 3 HTX: Hồng Lý, Chân Lý, Quan Văn, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, thực tế ng−ời dân nơi đây không dùng phân kali bón cho cây dâu. Nếu có bón thì dùng d−ới dạng N - P - K tổng hợp 5 - 10 - 3 của Lâm Thao, Ninh Bình.

Lần 1: khi cây dâu bắt đầu mọc mầm, nông dân tiến hành cuốc cách gốc dâu 10cm, vết cuốc sâu 20 cmấnu đó cho phân chuồng, phân đạm và suppe lân Lâm Thao rồi lấp đất phủ kín.

L−ợng phân bón cho một sào là: phân chồng 200- 300 kg, phân đạm 7 kg, phân lân 20 kg, kali không bón.

Lần 2: Khi thu hoạch xong lứa thứ nhất, vào khoảng tháng 3 d−ơng lịch, đợt này chủ yếu là bón phân đạm 6 kg/sào. Cứ mỗi lần thu hoạch lá dâu xong nông dân lại bón, mỗi sào 5,0 kg đạm. Nh− vậy nếu nuôi tằm 8 lứa thì 8 lần bón đạm.

* Nuôi tằm:

Giống tằm đang đ−ợc nông dân Lý Nhân nuôi là tằm vàng lai F1 (Vk x TQ) nuôi vào vụ hè, giống tằm l−ỡng hệ kén trắng TQ (L−ỡng Quảng 2) nuôi vào vụ xuân và vụ thu. Riêng giống tằm TQ là giống tằm khá phổ biến ở n−ớc ta, giống này cho năng suất kén khá cao, tơ tốt phù hợp với −ơm tơ cơ khí, nhiệt độ nuôi tằm tốt ở 24 - 280C, sức chống chịu yếu nếu nuôi tằm trong điều kiện nóng ẩm, vì thế nuôi chúng trong điều kiện vụ hè cũng không thể cho kết quả tốt hơn vụ xuân, thu đ−ợc. Vụ hè nuôi giống tằm vàng lai chịu đ−ợc nóng ẩm tốt hơn. Nông dân những xã trồng dâu lâu năm nh−: Hồng Lý, Chân Lý, Quan Văn, đã làm quen và có một số kinh nghiệm nuôi tằm. Nhìn chung nhiều khâu kỹ thuật nuôi tằm làm ch−a tốt nh− bảo quản trứng, ấp trứng có lứa ch−a tốt, để trứng nở không đồng đều trên cùng tờ trứng, vòng trứng. Kỹ thuật xử lý tằm thức ngủ ch−a tốt. Nông dân ở các HTX ch−a biết hoặc biết nh−ng ch−a áp dụng nuôi tằm con có che đậy giấy chống khô. Đây là biện pháp kỹ thuật nuôi tằm con rất tốt trong điều kiện ẩm độ thấp. Kiến thức nuôi tằm con còn thiếu, biện pháp phòng chống bệnh tằm ch−a coi trọng… nhất là nuôi tằm l−ỡng hệ kén trắng trong điều kiện vụ hè nhiệt độ cao, nên kết quả

nuôi tằm 2006 không tốt. Ph−ơng pháp bảo quản trứng, vận chuyển trứng, ấp trứng ch−a hoàn toàn tốt dẫn đến một số tr−ờng hợp trứng nở không đồng đều cùng tờ trứng, vòng trứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp nhằm duy trì, phát triển sản xuất dâu tằm tại huyện lý nhân, tỉnh hà nam (Trang 71 - 74)