- Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình
4. Cơ cấu tổ chức ma trận
8.2.4 Yêu cầu của kiểm tra
Với mỗi loại hình và nội dung kiểm tra khác nhau sẽ có những yêu cầu và nguyên tắc kiểm tra khác nhau. Tuy nhiên, có thể đưa ra các yêu cầu cơ bản của công tác kiểm tra như sau:
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế theo các kế hoạch và chức vị. Mọi vấn đề kiểm tra và kỹ thuật kiểm tra phải phản ánh những đòi hỏi và nội dung của kế hoạch. Bởi lẽ, cơ sở và nguyên nhân phải kiểm tra là dựa vào kế hoạch.
- Công việc kiểm tra cần phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm cá tính của nhà quản lý.
Kiểm tra là một công việc và chức năng của nhà quản lý nhằm làm cho các kế hoạch và mục tiêu của tổ chức chắc chắn trở thành hiện thực. Các phương thức kiểm tra chỉ là một công cụ để nhà quản lý thực hiện công việc của mình. Vì vậy,
các nhà quản lý chỉ sử dụng hệ thống kiểm tra hiệu quả khi những hệ thống đó phù hợp với năng lực và sở thích của họ.
- Việc kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu trong toàn bộ hệ thống.
- Kiểm tra phải khách quan.
Kiểm tra phải khách quan từ việc thiết kế tiêu chuẩn, đo lường đến việc diễn đạt kết quả kiểm tra.
- Kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí và văn hoá tổ chức. - Kiểm tra phải tiết kiệm và hiệu quả
- Kiểm tra phải tạo động lực để hoàn thiện và phát triển tổ chức.
Chủ đề ôn tập và thảo luận:
1. Làm rõ khái niệm kiểm tra. Phân tích đặc điểm và vai trò của kiểm tra trong quản lý.
2. Phân tích quy trình kiểm tra cơ bản và quy trình kiểm tra chi tiết 3. Phân tích những yêu cầu đối với công tác kiểm tra
Tài liệu tham khảo chương 8:
James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004, trang 304 - 327.