1 Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Năng, Trung tâm từ điển học, 2003, trang 693.
PHẦN 3: CÁC CHỨC NĂNG CỦA QUY TRÌNH QUẢN LÝ
Các chức năng của quy trình quản lý là phần nội dung quan trọng trong hệ thống tri thức của khoa học quản lý. Nó cung cấp những vấn đề liên quan tới “kỹ thuật học” quản lý. Việc tuân thủ các chức năng quản lý cũng chính là sự biểu hiện của việc thực thi quy luật quản lý đối với chủ thể quản lý trong quá trình hoạt động của nó.
Có nhiều quan niệm và phân loại khác nhau về các chức năng quản lý. Sự khác nhau đó thể hiện ở số lượng và tên gọi các chức năng.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ X, H.Fayol đưa ra năm chức năng: Dự đoán và lập kế hoạch; Tổ chức; Điều khiển; Phối hợp và Kiểm tra.
Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, Gulick và Urwich nêu lên bẩy chức năng quản lý (POSDCORB): Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển, Quản lý nhân sự, Phối hợp, Kiểm tra và Tài chính.
Ở thập niên 60 của thế kỷ XX, H.Koontz và các đồng sự chỉ ra năm chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Định biên, Lãnh đạo và Kiểm tra.
Cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các giáo sư đại học Mỹ đã có sự thống nhất về sự phân chia các chức năng quản lý. James Stoner, Stephan Robbins chia thành 4 chức năng: Hoạch định, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm tra.
Tuy có những quan niệm và phân loại khác nhau về các chức năng quản lý nhưng sự khác nhau đó chỉ mang tính hình thức. Xét về mặt bản chất, có thể cho rằng bốn chức năng của quy trình quản lý (Lập kế hoạch, Tổ chức, Lãnh đạo và Kiểm tra) là đã đủ bao chứa nội dung của nó.
Phần này sẽ trình bày những nội dung liên quan đến 4 chức năng quản lý nói trên, bao gồm:
- Chương 6: Chức năng tổ chức - Chương 7: Chức năng lãnh đạo - Chương 8: Chức năng kiểm tra