Những yêu cầu để ra quyết định quản lý hiệu quả

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học quản lý đại cương (Trang 130 - 133)

- Kế hoạch là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai của tổ chức về mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý và các nguồn lực được chương trình

5.2.5Những yêu cầu để ra quyết định quản lý hiệu quả

Để ra được một quyết định chính xác, hợp lý và mang lại hiệu quả cao cần phải thực hiện một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Khắc phục tình trạng thiếu thông tin trong xây dựng quyết định.

Thông tin là yếu tố đầu vào của quá trình ra quyết định. Việc thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các lựa chọn quyết định. Những thông tin cơ bản về vấn đề ra quyết định cần phải được thu thập và xử lý từ

trước. Quá trình ra quyết định chỉ là bước lựa chọn thông tin chính xác nhất mà thôi.

- Thống nhất giữa các chủ thể (quan điểm, lợi ích.v.v.)

Tình trạng giữa các cấp quản lý không thống nhất về hệ quan điểm và các giá trị kỳ vọng vào việc thực hiện quyết định cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng quyết định quản lý được ban hành. Vì vậy, trong quá trình ra quyết định, việc tuân thủ nguyên tắc quản lý "Thống nhất về mặt lãnh đạo và chỉ huy" là một đòi hỏi quyết định nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của quyết định quản lý.

- Chấp nhận tính tương đối của quyết định quản lý.

Khi ra quyết định quản lý thì đừng cố gắng tìm câu trả lời đúng. Tùy theo tầm nhìn, sự hiểu biết và hệ giá trị của mỗi người mà vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng. Vì thế, đừng cố tìm một câu trả lời duy nhất đúng mà chỉ nên tìm câu trả lời hợp lý nhất.

- Tính kịp thời

Thông thường, việc ra quyết định quản lý được quy trình hoá dưới các bước đi cụ thể. Nhưng giữa tính quy trình ( tính logic) với sự sáng tạo và nhạy cảm không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Vì thế, đừng bao giờ thực hiện các nguyên tắc và quy trình cho trước một cách máy móc.

- Dám chịu trách nhiệm

Việc không dám chịu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng lựa chọn quyết định hợp lý với bản thân chứ không hợp lý so với hoàn cảnh. Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay.

1. Làm rõ khái niệm “Lập kế hoạch” và “Kế hoạch” 2. Phân tích đặc điểm và vai trò của kế hoạch

3. Phân tích nội dung các bước lập kế hoạch 4. Làm rõ khái niệm “Quyết định quản lý” 5. Phân tích quy trình ra quyết định quản lý

Tài liệu tham khảo chương 5:

H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 86 - 108; 110 - 117; 147 - 177; 181 - 193.

James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004, trang 149 - 172; 180 - 182.

Cung Bình Bang: Quản lý học hiện đại (Lại Quốc Khánh dịch), Tham khảo tại Thư viện Khoa Khoa học quản lý, trang 298 - 301.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học quản lý đại cương (Trang 130 - 133)