Đặc trưng của phương pháp quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học quản lý đại cương (Trang 88 - 91)

1 Viện Ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Năng, Trung tâm từ điển học, 2003, trang 693.

4.1.2 Đặc trưng của phương pháp quản lý

- Tính linh hoạt và sáng tạo

Việc chủ thể quản lý lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý và cách thức tác động là tuỳ thuộc vào năng lực của chủ thể, đặc điểm của đối tượng quản lý, tính chất của công việc, mục tiêu của tổ chức và hoàn cảnh thực tế. Những yếu tố này

không phải là bất biến, do vậy phương pháp quản lý là mang tính linh hoạt và sáng tạo.

Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý biểu hiện ở chỗ không có một phương pháp quản lý nào là tối ưu cho mọi lúc, mọi nơi, bởi vì: Tính đa dạng của chủ thể quản lý về năng lực, trình độ, phẩm chất, thói quen…; Tính khác biệt của đối tượng quản lý thể hiện ở trình độ, năng lực, nhu cầu, lợi ích…; Tính phong phú của các công cụ, phương tiện; Tính đặc thù của môi trường…

Tính linh hoạt và sáng tạo của phương pháp quản lý còn được biểu hiện ở chỗ nếu như quy luật quản lý và tính quy luật quản lý là mang tính khách quan, tính khoa học thì phương pháp quản lý lại mang tính năng động, tính chủ quan và tính nghệ thuật của hoạt động quản lý.

- Tính đa dạng, phong phú

Hệ thống phương pháp quản lý bao gồm nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi một phương pháp chỉ tối ưu khi nó kết hợp một cách thích ứng với các nhân tố của chỉnh thể quản lý. Điều này chứng tỏ phương pháp quản lý là mang tính cụ thể. Tuy nhiên việc khẳng định quản lý mang tính tình huống là không có cơ sở khoa học.

Có nhiều cách phân loại về phương pháp quản lý. Tuy nhiên, dưới góc độ tổng quát, có thể phân chia hệ thống phương pháp quản lý thành ba nhóm cơ bản:

- Nhóm 1: căn cứ vào việc sử dụng công cụ quyền lực, có thể phân chia thành 03 phương pháp quản lý: phương pháp quản lý chuyên quyền, phương pháp quản lý dân chủ và phương pháp quản lý “tự do”.

- Nhóm 2: căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính vật chất, phương pháp quản lý được phân chia thành: phương pháp quản lý bằng kinh tế, phương pháp tổ chức - hành chính.

- Nhóm 3: căn cứ vào việc sử dụng công cụ có tính phi vật chất, phương pháp quản lý bao gồm: phương pháp chính trị - tư tưởng (phương pháp tuyên truyền giáo dục), phương pháp tâm lý - xã hội.

Trong quá trình thực hiện công việc quản lý chủ thể quản lý phải nhận thức được tính đa dạng và phong phú của hệ thống phương pháp quản lý, và vận dụng một cách linh hoạt từng phương pháp cụ thể.

- Phương pháp quản lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tắc quản lý.

Phương pháp quản lý có tính linh hoạt và sáng tao, tính đa dạng và phong phú nhưng nó phải dựa trên cơ sở của nguyên tắc quản lý. Điều đó có nghĩa là chủ thể quản lý không được sáng tạo một cách tuỳ tiện, thoát ly khỏi những định hướng, quy định và quy tắc quản lý.

Quan hệ giữa phương pháp quản lý và nguyên tắc quản lý là quan hệ giữa 2 mặt đối lập của một chỉnh thể: nguyên tắc quản lý là mang tính khách quan, ổn định, bắt buộc; còn phương pháp quản lý mang tính năng động, linh hoạt và sáng tạo, đó là hai mặt tạo nên sự thống nhất giữa khoa học và nghệ thuật của hoạt động quản lý.

- Phương pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật quản lý.

Nếu như nguyên tắc quản lý là cơ sở để hình thành phương pháp quản lý thì phương pháp quản lý là nền tảng để từ đó xác lập phong cách quản lý và nghệ thuật quản lý.

Nhà quản lý muốn tạo lập cho mình một phong cách quản lý và nghệ thuật quản lý thì trước hết phải nhận thức và vận dụng hệ thống phương pháp quản lý một cách nhuần nhuyễn. Phương pháp quản lý là tiền đề khách quan để từ đó kết hợp với nhân tố chủ quan của nhà quản lý mà hình thành nên phong cách quản lý và nghệ thuật quản lý.

Một phần của tài liệu Bài giảng khoa học quản lý đại cương (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w