Các yếu tố thuộc về kênh giao tiếp

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 108)

BÀI 6: QUAN HỆ TRONG TỔ CHỨC

6.1.3.2.Các yếu tố thuộc về kênh giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp, nếu người gửi mã hóa và chuyển thông điệp qua nhiều kênh giao tiếp như giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt, giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua email, qua thư từ, qua fax... và chất lượng của các kênh giao tiếp này tốt thì khả năng hiểu những thông điệp của người nhận càng cao, lượng thông tin truyền qua kênh giao tiếp càng nhiều. Ở một khía cạnh khác, việc sử dụng kênh giao tiếp cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng truyền tải thông tin và sự phong phú của thông tin. Hình 6.2 mô tả mức độ phong phú của thông tin khi giao tiếp qua các kênh khác nhau.

Hình 6.2: Sự phong phú thông tin của các kênh giao tiếp 6.1.3.3. Các yếu tố thuộc về bối cảnh giao tiếp

Việc lựa chọn thời điểm, không gian và địa điểm để tiến hành quá trình giao tiếp ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của quá trình giao tiếp. Chẳng hạn, khi nhân viên bày tỏ nguyện vọng muốn được tăng lương mà lại chọn thời điểm sắp hết giờ làm việc và sếp đang rất bực bội vì có khách hàng kiện công ty về vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm thì có lẽ sếp cũng không còn tâm trí để lắng nghe nguyện vọng của nhân viên và nguyện vọng của nhân viên có thể khó được chấp nhận.

6.2. Xung đột

Xung đột thường xuất hiện trong đời sống con người. Tuy nhiên, xung đột chỉ trở thành một lĩnh vực nghiên cứu của hành vi tổ chức trong thời gian gần đây. Thực tế đã chứng minh rằng dạng và cường độ xung đột thực sự tác động tới cách ứng xử của các thành viên trong nhóm.

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 108)