Chương trình khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 69 - 74)

2. Công ty đã áp dụng các biện pháp nào để giữ chân người lao động? Theo bạn, công ty có thể áp dụng thêm một số biện pháp nào nữa để tạo động lực cho người lao động?

4.3.2.4. Chương trình khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định

Thuhút sự tham gia của nhân viên có nghĩa là một quá trình thu hút sự tham gia nhằm tận dụng toàn bộ năng lực của nhân viên và quá trình này được thiết kế để khuyến khích lòng tận tụy vì sự thành công của tổ chức. Cơ sở lô gic là ở chỗ việc đưa nhân

viên tham gia vào quá trình ra quyết định và tăng mức độ tự chủ và quyền kiểm soát của họ trong quá trình thực hiện quyết định sẽ làm cho những nhân viên đó có động lực hơn, tận tụy hơn với tổ chức, năng suất hơn và thỏa mãn hơn với công việc của mình. Chương trình tham gia có bốn hình thức sau:

 Quản lý có sự tham gia: nét đặc trưng riêng biệt cho tất cả các chương trình quản lý có sự tham gia là việc sử dụng chế độ cùng nhau ra quyết định. Nghĩa là cấp dưới chia sẻ một phần đáng kể trong quyền ra quyết định với cấp trên trực tiếp của mình. Đã có lúc việc quản lý có sự tham gia được đề cao như là một phương thuốc chữa bách bệnh dành cho tinh thần làm việc yếu kém và năng suất thấp.

Nhưng quản lý có sự tham gia không phải thích hợp với mọi tổ chức và mọi đơn vị

làm việc. Để chương trình này phát huy tác dụng, cần phải có đủ thời gian để tham gia, những vấn đề mà trong đó các nhân viên được thu hút tham gia phải thích hợp với họ, các nhân viên phải có năng lực tham gia (trí thông minh, kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp) và văn hoá của tổ chức phải ủng hộ cho sự tham gia của nhân viên.

 Tham gia đại diện: Thay vì tham gia trực tiếp vào các quyết định, các nhân viên cử đại diện của mình tham gia vào quá trình ra quyết định. Tham gia đại diện được gọi là "hình thức pháp chế rộng rãi nhất về thu hút sự tham gia của nhân viên trên khắp thế giới." Mục tiêu của tham gia đại diện là phân phối lại quyền hạn trong phạm vi một tổ chức, đặt người lao động trên cơ sở ngang bằng hơn với những lợi ích của giới quản lý và cổđông.

Hình thức phổ biến nhất trong tham gia đại diện là các hội đồng làm việc và các

đại diện trong ban quản lý.

o Các hội đồng làm việctạo mối liên hệ giữa các nhân viên và ban quản lý. Đó là các nhóm nhân viên được chỉ định hay được bầu và khi ban quản lý ra những quyết định về nhân sựđều phải bàn bạc với hội đồng này.

o Các đại diện trong ban quản lýlà các thành viên trong ban giám đốc công ty và

đại diện cho lợi ích của các nhân viên trong công ty.

 Vòng chất lượng là một nhóm gồm tám đến mười nhân viên và giám sát viên có cùng chung một lĩnh vực trách nhiệm.

Họ gặp gỡ thường xuyên – thường là mỗi tuần một lần, trong giờ làm việc của công ty và tại các địa điểm của công ty – để bàn luận về các vấn đề chất lượng, tìm nguyên nhân gây ra vấn đề, khuyến nghị các giải pháp và có những hành vi hiệu chỉnh.

Họ tiếp quản trách nhiệm đối với việc giải quyết các vấn đề chất lượng và họ tự

tạo ra và đánh giá sự phản hồi của chính mình.

Nhưng ban quản lý thường giữ quyền kiểm soát đối với quyết định cuối cùng liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đề nghị.

Đương nhiên, không thể nói rằng người lao động luôn có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề chất lượng. Vì vậy, một phần trong khái niệm vòng chất lượng bao gồm huấn luyện kỹ năng giao tiếp của các nhóm ngưới lao động tham gia, các chiến lược khác nhau về chất lượng các kỹ thuật đo lường và phân tích.

Nguyên tắc lãnh đạo của cha đẻ Avatar - James Cameron

Nếu bạn xem hết danh sách dài vô tận gồm các diễn viên, đạo diễn, nhà quay phim... tham gia bộ phim Avatar, bạn sẽ thấy có khoảng 3.000 người để làm nên thiên anh hùng ca bằng kỹ thuật CGI (công nghệ hình ảnh do máy tính tạo ra), hiện

đã đạt doanh thu hơn 2,5 tỉ đô la Mỹ trên toàn thế giới, phá vỡ kỷ lục số vé được bán ra, giành hơn 9 đề cử giải Oscar và đưa rạp chiếu phim vào thời kỳ kỹ thuật số. Ông chủ của tất cả những con người đó là đạo diễn James Cameron (…)

Một trong các những nhà làm phim có tư tưởng đổi mới nhất Hollywood, Cameron cũng là một trong những đốc công hà khắc nhất, một người khét tiếng là đã thiết lập những luật lệ hà khắc cho những bộ phim như The Terminator (Kẻ huỷ diệt), Aliens (người ngoài hành tinh) và Titanic. Đứng từ góc nhìn của tôi về bộ phim Avatar,

đây là những nguyên tắc quản lý mà ông tuân theo:

Phá vỡ nền tảng mới

"Đó là bộ phim Avatar, thật vậy, không có gì hiệu quả

ngay lần đầu thực hiện", nội dung trên một tấm bảng trắng đặt trong nhà kho dự trữ ở bang Los Angeles

được dùng làm trường quay của bộ phim khoa học viễn tưởng này. Phá vỡ một nền tảng mới là lẽ sống của Cameron - không gì có thể hấp dẫn người đàn ông này trừ khi nó khó có thể làm. Nhưng đổi mới cũng trở

thành một cách để gắn kết các nhóm làm việc của ông, cả từ bộ phim Avatar và từ việc khám phá đại dương sâu thẳm của ông. Đạo diễn Cameron cho rằng "Chúng tôi ra ngoài đến những vùng đất hoang vu làm việc

vượt ra ngoài biên giới những gì đã biết" một cách so sánh giữa các dự án công nghệ hình ảnh bằng máy tính và dự án dưới biển sâu". "Chúng tôi đang làm những

điều bất thường mà người ngoài sẽ không thể hiểu được." Đối với đạo diễn Cameron, khả năng khám phá không chỉ vì mục đích làm phong phú thêm sở thích cá nhân mà nó còn là một công cụ quan trọng để khích lệ và đoàn kết các nhóm làm việc của ông.

Bị sa thải là điều quá nhân từ

Mọi người mà đã từng tham gia các vai diễn của đạo diễn Cameron và thuộc ê kíp làm việc cho ông đều có những câu chuyện đấu tranh cay đắng về chuyện làm việc cho ông và thậm chí họ dường nhưđều như quên hết những chuyện đó khi họ nắm trong tay các giải Oscar và ngân phiếu đổi ra tiền mặt. Nhiều học sinh cũ của đạo diễn Cameron sẽ chia sẻ một câu chuyện từ bộ phim đầu tiên của họ với đạo diễn này, một ngày họ biết chắc rằng họ sẽ bị sa thải, hầu như họđã từng mong đợi điều

đó. Nhưng đạo diễn Cameron hiếm khi sa thải người làm. Ông cho rằng "Sa thải là

điều quá nhân từ". Thay vào đó ông thử thách lòng kiên trì của họ trong nhiều giờ, những nhiệm vụ khó khăn và những lời phê bình gay gắt. Những người còn sót lại thường làm chính họ ngạc nhiên do những nỗ lực cho công việc tốt nhất trong sự

Luôn là người đi tiên phong

Đạo diễn Cameron hầu như luôn hài hước trong hành động. Ông làm những việc mà các đạo diễn tốt nhất không làm - giữ máy quay, đảm nhiệm việc điều chỉnh biên tập phim, phác hoạ các sinh vật, tự làm trang điểm. Sự thật là, ông sẽ tự mình làm hầu như mọi việc liên quan đến một bộ phim nếu như ông có thể. Nhưng đối với bất kỳ bộ phim nào, ít nhiều tham vọng như bộ phim Avatar thì phải dựa vào sự cộng tác. Buộc phải vào dựa vào những người khác, đạo diễn Cameron đặt ra tốc độ. Trong số 3000 nghệ sỹ và kỹ sư làm việc cho ông, ông là người đầu tiên bắt đầu một thử thách mới, là người cuối cùng ngừng làm việc khi hết một ngày, là người vất vả nhất nhưng luôn vui vẻ (…)

Biết cách thuê người làm việc cho mình

Nhận thấy rằng anh ta có thể là một người làm việc chăm chỉ để cộng tác, đạo diễn Cameron sẽ cử những người được uỷ quyền khá dễ chịu để tiếp cận anh ta một cách khôn khéo. Các cộng sự thân nhất của đạo diễn Cameron, nhà sản xuất Jon Landau, và giám đốc hãng phim Rae Sanchini, đều là những người uyên bác về quản lý. Họ

biết khi nào một nhóm làm việc kiệt sức cần đến một lời động viên, khi nào lòng tự

trọng của nghệ sỹ bị tổn thương cần được xoa dịu, khi nào một nhà quản lý xưởng phim luôn lo âu cần trấn tĩnh lại.

Và một tài năng chưa bao giờ được đánh giá thấp – họ biết khi nào nên gọi món pizza và báo với ông chủ bỏ qua bữa tối.

Bài viết của Rebecca Keegan trên Harvard Business Publishing. Bà là tác giả của cuốn sách The Futurist: The Life and Films of James Cameron.

Phương Hạnh dịch

(http://tuanvietnam.net/2010-06-28-nguyen-tac-lanh-dao-cua-cha-de-avatar-james- cameron)

Câu hỏi gợi mở:

Bạn hãy nêu các biện pháp mà James Cameron đã áp dụng để tạo động lực và khuyến khích nhân viên của mình hoàn thành công việc?

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

 Tạo động lực cho người lao động là một trong những trách nhiệm quan trọng của cán bộ quản lý. Tuy nhiên, muốn tạo động lực cho người lao động, cán bộ quản lý cần phải hiểu người lao

động. Hơn nữa, cán bộ quản lý cần phải dành thời gian để tìm hiểu những gì là quan trọng

đối với mỗi nhân viên, từ đó có những có biện pháp tạo động lực khác nhau cho những cá nhân khác nhau.

 Để tạo động lực cho người lao động, cán bộ quản lý có thể áp dụng các biện pháp tài chính và phi tài chính.

 Xây dựng chương trình tăng cường sự tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định, chương trình tôn vinh nhân viên, xây dựng phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức...là những biện pháp kích thích tinh thần cho người lao động.

 Chương trình trả lương và phúc lợi linh hoạt là biện pháp kích thích vật chất nhằm tạo động lực cho người lao động.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Tài liệu tổ chức và quản lý (Trang 69 - 74)